Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại trái cây nào giúp giảm đường huyết sau ăn?

09/12/2022 00:10 GMT+7

'Nghiên cứu đã phát hiện ăn quả mọng trong bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung nghiên cứu này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bỗng dưng đau bàng quang cảnh báo bệnh gì?; Bóng đè có thực sự đáng sợ?; Cắt giảm lượng muối ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Phát hiện loại quả tuyệt vời giúp giảm mức đường huyết sau ăn

Nghiên cứu đã phát hiện ăn quả mọng trong bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2. Bởi vì các loại trái cây có thể cải thiện cách cơ thể chuyển hóa đường, theo các chuyên gia.

Quả mọng giúp giảm cả mức cholesterol “xấu” LDL, huyết áp tâm thu, lượng đường trong máu lúc đói, chỉ số khối cơ thể và mức đường huyết trung bình

SHUTTERSTOCK

Bác sĩ Vishal Shah từ trang web y tế Thriva đã chia sẻ những lựa chọn lối sống tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ông giải thích: Ăn carbohydrate (chất đường bột) thường làm tăng lượng đường trong máu, đồng thời lượng insulin trong máu cũng tăng lên để xử lý đường.

Lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận: Các loại quả mọng, đặc biệt là nam việt quất, việt quất, mâm xôi và dâu tây, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn, tăng insulin máu ở người lớn thừa cân hoặc béo phì bị kháng insulin và ở người lớn mắc hội chứng chuyển hóa. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 9.12.

Bỗng dưng đau bàng quang cảnh báo bệnh gì?

Nếu nước tiểu trong bàng quang quá nhiều mà không được thải ra ngoài thì sẽ gây đau bàng quang. Cơn đau thường hết khi được đi tiểu. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tiểu mà bàng quang vẫn còn đau thì có thể là dấu hiệu của bệnh.

Bàng quang là một cơ quan trống và sẽ phình to ra khi chứa nhiều nước tiểu. Đau bàng quang kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh hoặc biến chứng, chẳng hạn như tổn thương thành bàng quang, dị ứng hay nhiễm trùng.

Đau bàng quang kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn

SHUTTERSTOCK

Người bệnh cũng có thể bị một tình trạng gọi là áp lực bàng quang. Triệu chứng đặc trưng của áp lực bàng quang là cơn đau dữ dội kèm theo cảm giác thường xuyên muốn đi tiểu. Người mắc bệnh cũng có thể bị đau khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ mang thai là đối tượng thường bị áp lực bàng quang. Nguyên nhân là vì kích thước thai nhi lớn sẽ gây chèn ép bàng quang. Tuy nhiên, áp lực bàng quang ở thai phụ thường sẽ biến mất sau khi sinh. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 9.12.

Bóng đè có thực sự đáng sợ?

Cảm giác tê cứng khi ngủ còn được gọi là bóng đè. Đây là trạng thái mà người mắc không thể cử động hoặc nói khi chuẩn bị ngủ hay vừa thức dậy. Với nhiều người, đây là trải nghiệm đáng sợ.

Trong lúc bị bóng đè, người mắc hoàn toàn có ý thức. Mắt họ có thể mở hoặc không. Điểm chung là hoàn toàn không thể cử động được.

Giấc ngủ bị gián đoạn hay căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ bị bóng đè

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bóng đè có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi. Thông thường, những lần bị bóng đè đầu tiên sẽ xuất hiện trong giai đoạn từ 14 đến 17 tuổi. Thống kê của Đại học Pennsylvania State (Mỹ) ước tính khoảng 8% dân số từng bị bóng đè.

Một số người trong lúc bị bóng đè có thể xuất hiện ảo giác hay cảm giác như có một thứ gì đó xuất hiện trong phòng mình. Số khác có cảm giác nặng nề ở ngực như thế có gì đó đè lên. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.