Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tái nhiễm Covid-19 nhiều nhất thuộc về biến thể này

02/11/2022 00:10 GMT+7

'Các trường hợp tái nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng và các chuyên gia y tế cho biết, số trường hợp tái nhiễm nhiều nhất thuộc về những người nhiễm biến thể Omicron'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Coi chừng 'tiền mất tật mang' khi tin dùng thuốc đặc trị tự phong trên mạng; Đau thần kinh tọa: Nên nằm thế nào để dễ ngủ?; 5 loại rau lá xanh nên có trong chế độ ăn giảm cân của bạn...

Những ai dễ 'nhiễm đi nhiễm lại' Covid-19 nhất?

Các trường hợp tái nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng và các chuyên gia y tế cho biết, số trường hợp tái nhiễm nhiều nhất thuộc về những người nhiễm biến thể Omicron.

Đây là lý do tại sao người ta chú ý nhiều hơn đến việc nghiên cứu bản chất né tránh miễn dịch của virus và hiệu quả của vắc xin trong việc vô hiệu hóa chúng.

Những ai dễ 'nhiễm đi nhiễm lại' Covid-19 nhất? - ảnh 1

Số trường hợp tái nhiễm nhiều nhất thuộc về những người nhiễm biến thể Omicron

SHUTTERSTOCK

Tái nhiễm có thể nhẹ hoặc nặng hơn trước. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào tần suất tái nhiễm, tái nhiễm có sớm không và đã tiêm chủng được bao lâu.

Nhìn chung, tái nhiễm sẽ nhẹ hơn. Nhưng không có gì đảm bảo, tiến sĩ Gabe Kelen, Trưởng khoa cấp cứu tại Trường Y Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết.

Mặc dù không phải là 100%, nhưng người từng nhiễm Covid-19 và tiêm phòng có thể được bảo vệ ở một mức độ nào đó. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 2.11.

Coi chừng 'tiền mất tật mang' khi tin dùng thuốc đặc trị tự phong trên mạng

Giá thành thấp, cam kết trị dứt bệnh trong thời gian ngắn của các loại thuốc đặc trị tự phong được quảng cáo trên mạng khiến người bệnh 'tiền mất tật mang'.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từng tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc điều trị đái tháo đường. Thuốc có pha trộn hoạt chất phenformin, một loại thuốc trị đái tháo đường đã bị cấm lưu hành từ những năm 1970 do ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng toan máu, suy thận, nguy cơ tử vong cao.

Coi chừng 'tiền mất tật mang' khi tin dùng thuốc đặc trị tự phong trên mạng - ảnh 1

Cam kết trị dứt điểm bệnh tiểu đường từ một quảng cáo trên mạng xã hội Facebook

CHỤP MÀN HÌNH

Với dòng lệnh “Thuốc trị ung thư", Google trả về 28 triệu kết quả chỉ trong 0,29 giây. Trong đó, kết quả hiển thị đầu tiên là những trang web quảng cáo thổi phồng chức năng của sản phẩm hỗ trợ thành thuốc đặc trị như “Chữa ung thư di căn”, “Liệu pháp miễn dịch tự thân”...

Khi vào một trang web cụ thể, đối tượng không chỉ nêu bật chức năng của thuốc như “Hiệu quả ngay sau một liệu trình”, mà để tăng lòng tin của người bệnh, họ lồng ghép hình ảnh, thông tin của thuốc vào các phóng sự, bản tin của cơ quan báo chí. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.11.

Đau thần kinh tọa: Nên nằm thế nào để dễ ngủ?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, đi từ thắt lưng xuống đến chân. Chèn ép hay viêm dây thần kinh tọa có thể khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Tình trạng này gọi là đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau buốt, bỏng rát dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể là nhẹ, chỉ cảm thấy khó chịu hay cực kỳ dữ dội. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, trong đó có giấc ngủ.

Các cơn đau nhức do đau thần kinh tọa gây ra thường khiến người bệnh khó ngủ

SHUTTERSTOCK

Đau thần kinh tọa cũng có thể do một số bệnh lý gây ra như thoát vị đĩa đệm, khối u chèn ép dây thần kinh, hẹp ống sống, viêm khớp hay béo phì. Vì đau thần kinh tọa sẽ gây ra các cơn đau từ lưng đến chân nên việc ngủ ngon là điều rất khó với người bệnh. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.