Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thêm nhiều dấu hiệu nhận biết ung thư tụy

19/11/2021 00:14 GMT+7

11 dấu hiệu của ung thư tụy; Những trái cây giúp giảm cholesterol... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe .

"Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu tập chạy là không nên chạy quá nhanh. Nếu chạy quá nhanh, cơ thể sẽ rất mau mệt và không thể chạy được lâu". Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này!

11 dấu hiệu của ung thư tụy

Tuyến tụy là một tuyến thiết yếu trong hệ tiêu hóa. Nó tạo ra các enzyme phân hủy đường và chất béo, và sản xuất các hormone điều hòa đường huyết.

Theo trang tin Eat This, Not That, khoảng 90% bệnh nhân ung thư tuỵ là người trên 55 tuổi. Tiến sĩ Brian Leyland-Jones - bác sĩ chuyên khoa ung thư, Giám đốc y tế và là thành viên hội đồng quản trị của Quỹ Quốc gia về nghiên cứu Ung thư (Mỹ), cho biết 4 loại ung thư não, tuyến tụy, thận và buồng trứng thường được phát hiện khi đã quá muộn. Mặc dù được coi là kẻ giết người thầm lặng, ung thư tuyến tụy cũng có một số dấu hiệu giúp nhận biết sớm.

Máu đông. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cục máu đông có thể là một dấu hiệu sớm. Những người bị ung thư tuyến tụy có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch lớn (thường ở chân), còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Mảng máu đông có thể bị vỡ ra và đi vào trong phổi, gây thuyên tắc phổi và thậm chí tử vong.

Ung thư tuyến tụy thường được phát hiện khi đã quá muộn

SHUTTERSTOCK

Cổ trướng. Cổ trướng là tình trạng dịch thể xuất hiện trong khoang bụng quá nhiều, khiến bụng bị sưng hoặc căng lên. Cổ trướng gây ra những cơn đau dữ dội, thậm chí thở khó và có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh ung thư tuyến tụy (thường là giai đoạn cuối).

Vàng da. Ung thư tuyến tụy thường hình thành gần ống mật, có thể khiến ống mật bị tắc nghẽn, làm tích tụ hợp chất bilirubin trong cơ thể, gây vàng da. Ung thư tuyến tụy còn thường lan đến gan, cũng là nguyên nhân gây ra vàng da. 8 dấu hiệu nhận biết sớm còn lại sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.11.

Những loại trái cây giúp giảm cholesterol của bạn

Cholesterol xấu được biết đến là thủ phạm gây ra các biến chứng tim mạch. Chúng ta có thể bổ sung vào chế độ ăn những loại trái cây sau để giúp giảm mức cholesterol hữu hiệu nhất.

Lê, táo. Lê và táo chứa nhiều pectin - một loại chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Lê tươi chứa nhiều pectin hơn táo. Pectin bám vào cholesterol và đưa chúng ra khỏi cơ thể trước khi được hấp thụ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng EJCN, pectin có cơ chế hoạt động tương tự như các chất xơ hòa tan trong nước khác. Bằng cách làm tăng độ nhớt của ruột, pectin làm giảm sự tái hấp thu axit mật, tăng tổng hợp axit mật từ cholesterol, và do đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Ăn trái cây như lê, táo rất tốt cho sức khoẻ

SHUTTERSTOCK

Trái cây họ cam quýt. Cam và chanh cũng chứa pectin. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt cũng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân. Cam đặc biệt giàu chất xơ hòa tan - loại chất xơ giúp giảm mức cholesterol.

So với các loại trái cây và rau quả khác, trái cây họ cam quýt có tỷ lệ chất xơ hòa tan và không hòa tan cao hơn. Loại trái cây giúp giảm cholesterol tiếp theo sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.11.

3 mẹo giúp cải thiện nhanh tốc độ chạy bộ

Khi mới bắt đầu chạy bộ, người tập thường sẽ chạy với tốc độ chậm và duy trì ổn định. Nhưng khi đã chạy quen, thể lực sẽ tăng lên. Lúc đó, người tập sẽ bắt đầu tăng tốc độ chạy.

Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu tập chạy là không nên chạy quá nhanh. Nếu chạy quá nhanh, cơ thể sẽ rất mau mệt và không thể chạy được lâu. Trong suốt quãng đường chạy, người tập hãy cố gắng duy trì tốc độ chạy ổn định.

Chạy trên những con đường dốc sẽ giúp tăng sức bền và cải thiện tốc độ

SHUTTERSTOCK

Trong lúc chạy, người tập nên chú ý lắng nghe cơ thể mình để có thể điều chỉnh cách chạy phù hợp. Chẳng hạn, hãy lắng nghe nhịp thở, cảm giác ở tim và chân. Muốn làm được như vậy, người chạy không nên nghe nhạc hay vừa chạy vừa nói chuyện với người khác.

Khi đã chạy quen, mọi người muốn tăng tốc độ chạy của mình thì có thể áp dụng nhưng cách sau:

Tăng tốc ngắt quãng. Trước tiên, người tập hãy khởi động bằng tốc độ chậm trong khoảng 10 phút. Khi đã làm nóng cơ thể, hãy tăng tốc chạy nhanh trong khoảng 2 đến 5 phút. Sau đó, chạy chậm trở lại trong vài phút để cho cơ thể có thời gian phục hồi rồi tiếp tục chạy nhanh. Người tập có thể lặp lại từ 2 đến 6 lần.

Trong tuần, có ít nhất 1 hoặc 2 ngày tập theo phương pháp này. Qua vài tuần, cả sức bền và tốc độ sẽ đều tăng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm mẹo cải thiện tốc độ chạy bộ bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.