Sáng 6.12, Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư) bắt đầu triển khai bán vé 15.000 đồng/ lượt cho người dân đi lại, sau 10 ngày miễn phí vé khi đưa tuyến buýt đường thủy vào khai thác.
tin liên quan
Vỉa hè bị tái chiếm bát nháo trở lại, người Sài Gòn hết lối đi bộTrong nhiều ngày qua, Thanh Niên ghi nhận hàng loạt vỉa hè bị tái chiếm trở lại, không còn chỗ cho người đi bộ. Không chỉ vỉa hè bị lấn mà lòng đường ở một số tuyến trên địa bàn Q.5 (TP.HCM) hiện bị chiếm dụng tràn lan. Người đi bộ lại bị đẩy xuống lòng đường.
Sau thời gian ngắn đưa tàu buýt đường thủy vào hoạt động, cũng như nắm thông tin lượng khách đi vào các khung giờ, chủ đầu tư đã thay đổi thời gian chạy tàu một số bến. Cụ thể, bến Bạch Đằng (Q.1), tàu chạy lúc 8 giờ 30, 9 giờ 30, 11 giờ 30, 14 giờ 30, 15 giờ 30 và 17 giờ 30; bến Linh Đông (Q.Thủ Đức), tàu chạy lúc 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 14 giờ và 16 giờ.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên sáng cùng ngày, mọi người từ các nơi trên địa bàn TP, cũng như sống tại các khu vực có tuyến buýt đường thủy chạy qua, đi tàu rất đông để trải nghiệm và đi công việc.
Lúc 10 giờ sáng cùng ngày, người dân tập trung về bến Bạch Đằng (Q.1) rất đông chuẩn bị đi chuyến lúc 11 giờ 30. Tuy nhiên, một số người không được đi ngay mà phải chờ chuyến kế tiếp lúc 14 giờ 30, thậm chí 15 giờ 30 vì cháy vé.
tin liên quan
Nam sinh trường chuyên Lam Sơn mất tích đã được đón về nhàDựa vào thông tin báo chí mô tả, một người dân ở thành phố Vinh (Nghệ An) đã phát hiện nam sinh lớp 11 trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) mất liên lạc trước đó nên giữ lại và báo cho gia đình.
|
tin liên quan
Nửa đêm, nhà dân chìm trong biển nước vì triều cường làm vỡ đê baoTriều cường sông Cổ Chiên làm vỡ đê bao cồn Thành Long vào khoảng 3 giờ ngày 6.12 khiến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân bị đảo lộn nghiêm trọng.
Lúc 11 giờ 15, hành khách bắt đầu lần lượt lên tàu. Qua quan sát của Thanh Niên, dù nhân viên thông báo hết vé nhưng lúc tàu chạy vẫn còn trống khoảng 50% ghế. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật cho biết, trống ghế là vì hệ thống đã nhận bán vé cho khách ở các bến tiếp theo. Tàu chừa khoảng trống để đón những khách đã mua vé ở các bến khác. Thành thử, tàu buýt đường thủy trên 80 chỗ ngồi, nhưng mỗi bến chỉ giải quyết được khoảng 40 khách lên tàu khởi hành.
Có mặt trên chuyến tàu buýt đường thủy, ông Nguyễn Thanh Phương (56 tuổi, ngụ Q.4) cho biết, cảm giác đi tàu rất thoải mái và mát mẻ. Ông đi tàu khi tàu vừa bắt đầu thu tiền vé bởi không muốn chen lấn xếp hàng.
“Con tôi nói những ngày miễn phí, mọi người đi lại rất đông, lúc nào cũng hết vé và chờ đợi lâu mới được lên tàu, nên đến giờ tôi mới đi. Sáng đi sớm nên tôi mua vé dễ dàng. Tôi đi từ bến Bạch Đằng xuống bến Linh Đông, sau đó mua vé quay ngược trở lại rồi về. Tôi hỏi nhân viên tàu có chạy xuống dưới Cần Giờ không, họ nói qua năm 2018 sẽ có tuyến này”, ông Phương chia sẻ.
tin liên quan
Bà chủ khuyết tật và chuyện tình cổ tíchMột phụ nữ 36 tuổi bị tật nguyền từ bé, nhưng vượt qua bất hạnh, chị đã trở thành bà chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống có tiếng ở thành phố Hà Tĩnh và có một mái ấm gia đình hạnh phúc.
|
tin liên quan
Người Sài Gòn bắt đầu vi vu trên sông bằng tàu buýt đường thủyTuyến buýt đường thủy số 1 (bến Bạch Đằng, Q.1 - bến Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM) chính thức đưa vào khai thác phục vụ người dân đi lại, sau hơn 3 tháng vận hành kỹ thuật.
Cạnh đó, ông Lê Dũng (62 tuổi, ngụ Q.7) chia sẻ, ông đi từ bến Bạch Đằng xuống bến Linh Đông, rồi bắt xe buýt số 8 ghé chợ Thủ Đức vào nhà người quen chơi, mai về. Ông cho biết đến bây giờ mới đi vì không muốn đi miễn phí, rất ngại.
“Tàu buýt đường thủy này đi sướng hơn xe buýt rất nhiều, không có khói bụi, kẹt xe. Tàu chạy rất êm và thoải mái, không say sóng, sống ở TP mấy mươi năm nhưng bây giờ mới được nhìn phố xá từ sông Sài Gòn thế này, rất đẹp. Nhưng cái bến cuối ở Linh Đông (Q.Thủ Đức) cạnh nhà máy sản xuất nước nắm hôi quá, chắc do tôi không quen”, ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Kim Toản cho biết, hiện các bến Bạch Đằng (Q.1), Bình An (Q.2), Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức) đã kết nối đầy đủ với hệ thống xe buýt chạy trên địa bàn TP, nên người dân vừa xuống bến tàu sẽ có nhân viên hướng dẫn lộ trình đi lại phù hợp. Riêng bến Linh Đông (Q.Thủ Đức), bến xe buýt hiện cách xa gần 1km, do đường vào bến tàu hẹp. Công ty cũng đang tính triển khai xe buýt nhỏ và sẽ đề xuất Sở GTVT TP.HCM trong thời gian tới.
Trước đó, sáng 25.11, Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư buýt đường thủy) phối hợp cùng Sở GTVT TP.HCM chính thức tổ chức vận hành khai thác tuyến buýt đường thủy số 1 (bến Bạch Đằng - bến Linh Đông) sau 3 tháng vận hành kỹ thuật.
|
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, TP.HCM hiện có lợi thế tuyến kênh rạch, sông rất thuận lợi phát triển giao thông đường thủy. UBND TP đã đặt ra nhiệm vụ từ 2015 - 2020 phải khai thác tốt giao thông vận tải đường thủy để kết nối các loại hình vận tải khác như đường bộ, hàng hải và tuyến đường sắt đô thị sắp tới, nhằm giảm áp lực giao thông bộ.
Sau thời gian nghiên cứu buýt đường thủy tại một số nước, Sở GTVT TP đã cùng Công ty TNHH Thường Nhật triển khai xây tuyến buýt đường thủy số 1 (Bạch Đằng - Linh Trung) và đưa vào vận hành thử nghiệm ngày 21.8, đến nay chính thức đưa vào khai thác. TP kỳ vọng tuyến buýt sẽ giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, hạn chế ùn tắc giao thông các khu vực phía đông TP.HCM.
|
tin liên quan
Phòng CSGT TP.HCM: CSGT nhận 'vật giống tiền' đã bị kỷ luật và rất cũMới đây, mạng xã hội lại lan truyền clip ngắn ghi lại hình ảnh CSGT nhận 'vật giống tiền' của người tham gia giao thông. Đoạn clip nhanh chóng được chia sẻ trên các diễn đàn giao thông khiến nhiều người bàn tán.
Bình luận (0)