Kinh tế Nhật Bản có mức giảm mạnh nhất từng được ghi nhận trong quý 2 do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến tiêu dùng và xuất khẩu.
Chính phủ Nhật đang đứng trước nhiều áp lực buộc phải có những động thái mạnh mẽ hơn để ngăn đà suy thoái.
Là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc nhưng GDP Nhật Bản giảm gần 28% từ tháng 4 đến tháng 6, mức thiệt hại lớn nhất trong 4 thập niên qua, xóa trắng nhiều thành quả từ các chính sách kích thích kinh tế do
Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng từ năm 2012.
Một khách hàng đeo khẩu trang mua sắm tại trung tâm mua sắm Aeon Mall khi nơi này mở cửa trở lại trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Chiba (Nhật Bản) ngày 28.5
|
Nhật Bản đã triển khai các chính sách kích thích kinh tế lớn để giảm nhẹ thiệt hại từ đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế vốn đã
lao đao vì đợt tăng thuế bán hàng vào năm 2019 song song với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura xem lệnh phong tỏa tại Tokyo là một nguyên nhân chính.
“Chúng ta đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 4 và tháng 5, mà GDP dựa phần lớn vào quý 2. Chúng ta đã ngừng quyết định ngừng các hoạt động kinh tế, vì vậy kết quả khó khăn này là ảnh hưởng từ điều đó”, ông Nishimura phát biểu.
Các nhân viên đeo khẩu trang chuẩn bị cho Trung tâm mua sắm Nihombashi Takashimaya khi nơi này mở cửa trở lại một phần cho khách hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 18.5
|
Mấu chốt khiến nền kinh tế Nhật Bản đi xuống là tiêu dùng tư nhân, giảm kỷ lục 8,2% khi hầu hết người tiêu dùng ở nhà để
phòng dịch Covid-19. Xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nặng nề, gây tổn hại đến các nhà sản xuất ô tô lớn như Mazda và
Nissan, cùng nhiều hãng xe khác và các nhà cung cấp linh kiện.
Dù nền kinh tế Nhật Bản hiện đang mở cửa và phục hồi sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào cuối tháng 5 nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng bất kỳ sự phục hồi nào trong quý hiện tại cũng sẽ khá khiêm tốn vì
đại dịch Covid-19 tái bùng phát đang tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.
Bình luận (0)