Những hóa thạch nào được mang tên 'Rồng'?

Những hóa thạch nào được mang tên 'Rồng'?

11/02/2024 15:15 GMT+7

Từng có thời giới cổ sinh vật học tránh dùng tên “rồng” để đặt tên các loài cổ xưa.

Lý do không phải là kiêng cữ, mà chỉ để làm rõ rằng những khúc xương hóa thạch khổng lồ được tìm thấy không thuộc về “rồng” - một loài vật thần kỳ huyền thoại, mà là một hiện vật khoa học đáng bảo tồn và nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, điều này đã được nới lỏng. Nhiều nhà nghiên cứu có lẽ còn rất vui mừng khi mô tả những phát hiện của họ - và thậm chí đặt cho chúng những cái tên khoa học - theo thuật ngữ liên quan đến truyền thuyết phổ biến về loài rồng.

Nếu việc đề cập đến một phát hiện hóa thạch mới bằng thuật ngữ liên quan đến rồng thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý của công chúng hơn đối với khoa học, thì tại sao lại không làm?

1. Rồng tử thần - Argentina (2022)

Cần làm rõ rằng đây không phải là khủng long, mà là thằn lằn bay - và là loài thằn lằn bay lớn nhất từng được tìm thấy ở Nam Mỹ. Hai ví dụ đã được phát hiện ở tỉnh Mendoza của Argentina, trong đó con lớn nhất có sải cánh dài khoảng 9m – tương đương kích thước của một toa tàu.

Những hóa thạch nào được mang tên 'Rồng'?- Ảnh 1.

Một nhà cổ sinh vật học đang khai quật xương và hóa thạch thuộc về loài thằn lằn bay mới được phát hiện, Thanatosdrakon Amaru, ở Mendoza (Argentina)

REUTERS

Có niên đại từ cuối kỷ Phấn trắng, loài bò sát biết bay có hộp sọ lớn này đã tuyệt chủng cách đây hơn 86 triệu năm, nhưng thời gian không làm xói mòn khả năng gây ấn tượng với các nhà nghiên cứu đã tìm ra chúng.

Các hóa thạch này thuộc loài Thanatosdrakon amaru. Tên loài, amaru, đề cập đến một vị thần Inca và về cơ bản có nghĩa là rắn bay. Tên chi theo nghĩa đen là tiếng Hy Lạp, có nghĩa là con rồng chết chóc.

2. Rồng miệng giáo - Úc (2021)

Một loài thằn lằn bay khác, được phát hiện sớm hơn một năm và không có sải cánh dài như con rồng tử thần của Argentina. Tuy nhiên, hóa thạch được phát hiện có cái miệng giống như ngọn giáo và một hàng răng thẳng như những con rồng trong bộ phim truyền hình “Gia tộc Rồng” (House of Dragons).

Có niên đại hơn 150 triệu năm trước, đây là loài bò sát bay lớn nhất từng được phát hiện ở Úc.

Khi công bố phát hiện này, nhóm phân tích hóa thạch của Đại học Queensland đã tự tin mô tả khám phá của họ là “giống rồng nhất”. Thông cáo báo chí cho rằng “đây là thứ gần giống rồng nhất mà chúng ta có” và “con vật này khá hung tợn”. Và điều này đã ấn tượng mạnh với công chúng.

3. Linh Vũ Long - Trung Quốc (2018)

Những con “rồng” nào vẫn còn đó ngoài đời thực?

Nhìn bề ngoài, Rồng Linh Vũ có thể là loài khủng long gây thất vọng lớn nhất trong danh sách này. Vì nhìn nó, ít ai nghĩ đến hình ảnh của một con quái vật hung hãn, phun lửa: không có sải cánh đáng sợ, đầu thì không có sừng góc cạnh. Nó thậm chí không phải là loài ăn thịt mà là một loài động vật ăn cỏ khổng lồ hiền lành.

Từ góc độ văn hóa đại chúng, chỉ có cái tên của nó là gợi nhớ đến rồng - “con rồng thần kỳ của Linh Vũ”, thành phố của Trung Quốc gần nơi tìm thấy mẫu vật.

Tuy nhiên, từ góc độ khoa học, phát hiện về con rồng này vừa thú vị vừa bất ngờ. Với 174 triệu năm tuổi, đây là loại lâu đời nhất được biết đến cho đến nay, chắc chắn là ví dụ sớm nhất được biết đến ở Trung Quốc.

4. Dracorex Hogwartsia - Mỹ (2004)

Đây là hóa thạch giống rồng nhất và có tên đậm chất rồng nhất. Nó được tìm thấy ở bang Nam Dakota, tại một trong những khu vực khám phá hóa thạch nổi tiếng và năng suất nhất thế giới.

Hộp sọ gần như hoàn chỉnh được trang trí bằng những chiếc gai giống như sừng, một cấu hình khác thường đối với loài khủng long, được xác định vào năm 2006 là một loại Pachycephalosaurus chưa được biết đến trước đây.

Hộp sọ thực sự thể hiện một khía cạnh hung dữ, mặc dù loài pachycephalosaurs không phải là loài săn mồi. Động vật ăn cỏ đặc biệt này có niên đại khoảng 90 triệu năm.

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện đầu tiên đã quyết định tặng hộp sọ cho Bảo tàng Trẻ em Indianapolis. Khi đặt tên, họ muốn khiến công chúng, đặc biệt là những người hâm mộ Harry Potter ở khắp mọi nơi, phải ngạc nhiên. Vì vậy bảo tàng đã chọn tên chính thức của mẫu vật là Dracorex Hogwartsia, có nghĩa là “Vua rồng của Hogwarts”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.