Không chỉ có bóng đá, thể thao Công an TP.HCM còn được biết đến nhờ đội xe đạp lừng lẫy một thời với nhiều “chiến mã” cự phách ngự trị trên đường đua gần 20 năm.
>> Những tượng đài đã mất: Đội đầu tiên ở phía nam lên ngôi số 1
>> Những tượng đài đã mất: Ngọn cờ đầu của bóng chuyền Việt Nam
>> Những tượng đài đã mất: Có một thời bóng chuyền Dệt Thành Công
>> Những tượng đài đã mất: Ngọn cờ đầu của bóng chuyền Việt Nam
>> Những tượng đài đã mất: Có một thời bóng chuyền Dệt Thành Công
|
Dàn sao chất lượng
Đội xe đạp Công an TP.HCM chính là đội thể thao chuyên nghiệp đầu tiên của ngành được thành lập vào cuối năm 1977. Ngày đầu tiên, đội tập trung ở một nhà xe của Công an TP.HCM nằm trên đường 3 Tháng 2 với những thành viên như Nguyễn Hữu Lợi, Trần Tiến từ Công an Tiền Giang về đầu quân cùng 2 cua rơ trẻ Vĩnh Thành và Huỳnh Châu. Đội tập luyện dưới sự huấn luyện của HLV Nguyễn Văn Nhâm cũng từ Tiền Giang lên với chế độ khoảng 90 đồng/tháng. Số tiền này chỉ vừa đủ ăn, nhưng lòng đam mê của các thành viên đã giúp đội từng bước nổi danh trong làng xe đạp.
Thành tích lớn nhất đầu tiên của đội xe đạp Công an TP.HCM là chức vô địch TP.HCM năm 1980 của cua rơ Nguyễn Hữu Lợi. Nhờ sự đồng đều và đoàn kết, đội bắt đầu thu hút được các nhân tài thời đó về với mình như Nguyễn Văn Tám (cua rơ liên tục vô địch giải leo đèo Mẹ Bồng Con ở Long Khánh), Võ Ngọc Minh, Vũ Minh Chiến, Bùi Thiện Thành, Trương Tấn Quang... Kể từ lúc này, đội xe đạp Công an TP.HCM gần như trở thành đội đua mạnh nhất ở thập niên 1980, cạnh tranh cùng các đội mạnh lúc đó như Công nhân Hóa chất, Tân Bình, quận 1, Lương thực quận 5... và trở thành thế lực lớn của xe đạp cả nước.
Tiếng vang lớn nhất chính là cuộc đua xuyên Việt đầu tiên vào năm 1985. Đội Công an TP.HCM khi đó dưới sự chỉ đạo của các ông Phạm Thanh Dân, Hoàng Trọng Thanh gần như “thống trị” cuộc đua này với 9 trên 14 hạng nhất chặng (thời đó chưa tính áo vàng, chỉ tính hạng nhất chặng) của các cua rơ: Nguyễn Văn Tám (4 chặng), Võ Ngọc Minh (4 chặng) và Vĩnh Thành (1 chặng). Khi ra đến Hà Nội, đội đã được cố Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng đón tiếp và quyết định nhập về tặng cho đội 8 chiếc xe đạp chuyên nghiệp hiệu MBK vào năm 1987 với giá hơn một cây vàng cho mỗi chiếc. Dù ở thời điểm này, đây chưa phải là những chiếc xe đua tốt nhất, nhưng với các tay đua VN, được leo lên những “con ngựa sắt khủng” đã là niềm mơ ước và hạnh phúc rất lớn.
Tay đua Huỳnh Châu nhớ lại: “Hồi đó, khi tận mắt thấy những chiếc xe này, toàn đội không thể ngủ được vì quá sung sướng. Chúng tôi đã trở thành đội đua đầu tiên được trang bị những chiếc xe đua “xịn” như vậy. Mọi người đều phải tự cố gắng và cạnh tranh thật lành mạnh để nằm trong đội hình chính mới có thể được “cỡi” chiếc xe này”.
Chuyển đổi cơ chế nên tan rã
Công an TP.HCM có những cua rơ trẻ liên tục chói sáng và nằm trong đội tuyển VN tham gia SEA Games 17 năm 1993 như Lư Hồng Hải, Vũ Quang Sang... Nhưng thành công nhất của đội chính là đào tạo ra Trương Quốc Thắng tham gia những cuộc đua lớn từ năm 14 tuổi. Con trai của tay đua kỳ cựu Trương Kim Hùng chưa đầy 1 năm lên yên “ngựa sắt” đã đăng quang rực rỡ ở Cúp Đồng bằng sông Cửu Long năm 1995, đoạt tất cả các danh hiệu cao nhất từ áo vàng, áo xanh đến tay đua trẻ xuất sắc nhất. Sau đó, tay đua này còn phát triển mạnh mẽ và có được dấu ấn lớn nhất là chiếc HCV giải vô địch châu Á năm 2000 ở Thượng Hải (Trung Quốc) cự ly 145 km.
Nhiều cá nhân thành công, lẽ ra tập thể phải ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, bê bối ở đội bóng đá đã ảnh hưởng dây chuyền đến các đội thể thao khác của Công an TP.HCM. Năm 1999, khi đội xe đạp đang ở đỉnh cao, đoạt chức vô địch đồng đội ở giải vô địch quốc gia tại Hòa Bình và lấy được vĩnh viễn chiếc cúp Hội Nhà báo thì bất ngờ đội được lệnh giải tán. Lúc đó Ban TDTT được chuyển đổi thành Trung tâm TDTT nên nguồn kinh phí dành cho đội phải cắt giảm để chi bớt cho các đội khác. Nhưng vấn đề lớn hơn, lãnh đạo ngành xác định lại chủ trương chỉ duy trì hoạt động phong trào và không cho phép các đội tuyển thể thao của Công an TP.HCM chơi chuyên nghiệp nữa. Vậy là số phận của đội xe đạp cũng kết thúc.
Cua rơ Vĩnh Thành, người đã gắn bó với đội suốt 21 năm từ vai trò VĐV đến HLV buồn bã nói: “Khi nhận được quyết định giải tán đội, chúng tôi rất “sốc”. Màu áo Công an TP.HCM đã in đậm trong chúng tôi. Chúng tôi xem nơi đây là gia đình thứ hai của mình. Giờ đây, dù mỗi người đã có công việc riêng, nhưng hằng năm chúng tôi vẫn dành ra một ngày để họp mặt tất cả thành viên từng khoác áo đội đua Công an TP.HCM”.
Minh Tân
>> Những tượng đài đã mất: Màu trắng tinh khôi của Cảng Sài Gòn
>> Những tượng đài đã mất: Công nghiệp Hà Nam Ninh vang bóng một thời
>> Những tượng đài đã mất: Đội bóng tài hoa Sở Công nghiệp
>> Những tượng đài đã mất: Thể Công - Khúc quân hành huyền thoại
>> Những tượng đài đã mất: Thăng trầm Hải quan
>> Những tượng đài đã mất: 'Voi vàng miền biển' Cảng Hải Phòng
>> Những tượng đài đã mất: Đường sắt Việt Nam đi vào lịch sử
>> Những tượng đài đã mất: Công nghiệp Hà Nam Ninh vang bóng một thời
>> Những tượng đài đã mất: Đội bóng tài hoa Sở Công nghiệp
>> Những tượng đài đã mất: Thể Công - Khúc quân hành huyền thoại
>> Những tượng đài đã mất: Thăng trầm Hải quan
>> Những tượng đài đã mất: 'Voi vàng miền biển' Cảng Hải Phòng
>> Những tượng đài đã mất: Đường sắt Việt Nam đi vào lịch sử
Bình luận (0)