Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt trong diễn biến dịch Covid-19 |
Bộ GD-ĐT đề nghị thi làm 2 đợt
Bản tin Covid-19 ngày 2.8: Một ngày 34 ca mới, nỗi lo từ những ca bệnh không triệu chứng |
Dịch rất phức tạp, chưa hình dung sẽ diễn biến ra sao
Sức khỏe và an toàn tính mạng phải được đặt lên hàng đầu
|
![]() Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu giao cho Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế rà soát tất cả mọi tình huống, đảm bảo thi là phải an toàn Ảnh: Đậu Tiến Đạt |
"Không phải vì dịch mà lại tranh luận về thi"
Bộ Y tế phát thông báo khẩn số 22: Tìm người liên quan đến bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng, Huế và Quảng Nam. |
Ý kiến: ![]() Học sinh lớp 12 năm nay chịu áp lực rất lớn, ảnh hưởng việc học, thi do dịch Covid-19 Ảnh: Đào Ngọc Thạch Hãy thí điểm xét tốt nghiệp, không tổ chức thiTrong tình huống dịch bệnh đang lây lan nghiêm trọng mà chúng ta còn chưa tìm ra nguồn lây nhiễm ban đầu thì không nên và không nhất thiết phải tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Mọi hoạt động tập trung đông người cần phải hạn chế. Nếu vẫn quyết định thi, liệu Bộ GD-ĐT có đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn tuyệt đối cho thí sinh và phụ huynh cũng như những người tham gia vào công tác tổ chức thi hay không? Nhân năm nay dịch Covid-19 thì Bộ GD-ĐT hãy thí điểm việc xét tốt nghiệp để thấy được điều này rất nên làm, không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi mang tính toàn quốc chỉ để loại ra mấy phần trăm thí sinh. Hãy xét tốt nghiệp căn cứ vào kết quả học tập THPT. Còn việc xét tuyển ĐH, CĐ, các trường chắc chắn sẽ có phương án phù hợp và chắc chắn cũng không gặp phải khó khăn gì. Trường tốp dưới họ chỉ cần thí sinh tốt nghiệp THPT. Còn trường tốp trên có thể tổ chức một kỳ thi riêng, không tập trung thi trực tiếp được do dịch Covid-19 thì có thể thi qua mạng, hoặc họ xét thêm các tiêu chí khác...
Gs Nguyễn Minh Thuyết
(Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) Sao câu nệ mãi một kỳ thi !Nếu cho rằng có thi thì học sinh mới học để nhằm giữ cho bằng được kỳ thi, tôi cho rằng không ổn và không chính đáng. Thực tế học sinh lớp 12 đã hoàn thành chương trình trước ngày 15.7. Trong những năm gần đây, kỳ thi THPT quốc gia, tỷ lệ đậu trên 95%, năm nay kỳ thi chỉ còn mục đích là tốt nghiệp THPT, yêu cầu đề thi chắc chắn sẽ giảm nhẹ để phù hợp với việc học sinh phải nghỉ học kéo dài thì tỷ lệ đậu chắc sẽ còn cao hơn. Vậy chúng ta cứ câu nệ mãi một kỳ thi để làm gì khi tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp.
Nguyễn Văn Ngai
(Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) Bỏ thi sẽ không ảnh hưởng nhiềuVới tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT cao như mọi năm, nếu bỏ thi sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nếu tổ chức thi thì việc kiểm tra nhiệt độ, mang khẩu trang, ngồi cách xa để giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm... không phức tạp lắm. Nhưng sẽ tốn kém hơn vì cần nhiều không gian, nhiều giám thị...
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ
(Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope - Mỹ) Dù thi 1 hay 2 đợt đều có nhiều vấn đềViệc tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay cần được cân nhắc kỹ trên tình hình thực tế dịch bệnh. Tuy nhiên, nhìn vào mục tiêu kỳ thi có thể thấy trong tình huống bất khả kháng có thể không tổ chức kỳ thi này.
Mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, việc không tổ chức thi sẽ không ảnh hưởng nhiều. Mục tiêu phục vụ tuyển sinh cho các trường ĐH, nếu không có kỳ thi này, mọi việc sẽ khó khăn hơn nhưng không phải không có cách. Dù chưa có quyết định chính thức nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các trường ĐH phải tính đến phương án dự phòng.
Trong khi đó, nếu quyết định tổ chức kỳ thi dù 1 hay 2 đợt, cũng có nhiều vấn đề đặt ra. Cụ thể, nếu thi 1 đợt và xét đặc cách tốt nghiệp cho các thí sinh vùng dịch, các thí sinh này sẽ khó khăn hơn khi xét tuyển vào các trường khi không có điểm thi. Nếu thi 2 đợt, có thể xảy ra tình huống kết quả đánh giá thí sinh khác nhau. Chưa kể, 2 lần thi nếu tổ chức xa nhau cũng vẫn làm xáo trộn lịch tuyển sinh và lịch học năm mới của các trường.
Pgs-Ts Bùi Hoài Thắng
(Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) Như tham gia một trò chơi mạo hiểmDù mong muốn thi tốt nghiệp để lấy điểm xét tuyển vào một trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng thi tốt nghiệp trong thời điểm này giống như mạo hiểm làm một việc gì đó mà tụi em bắt buộc phải tham gia vì không còn lựa chọn nào khác. Ba mẹ em cũng lo lắng bảo thà để năm sau học lại chứ vẫn không dám để con mạo hiểm thi trong năm nay.
Lưu Hải Phong
(Học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) Đi thi phải chịu áp lực rất lớnBố mẹ em đang rất lo lắng vì độ nguy hiểm của dịch bệnh. Còn bản thân em, cả tuần nay không dám ra khỏi nhà, trong kỳ thi bọn em sẽ ngồi chung với nhiều bạn đến từ trường khác, không biết rõ là các bạn có đi du lịch hay có nguy cơ mắc bệnh hay không. Do vậy đi thi trong thời điểm này bọn em cũng chịu áp lực tâm lý rất lớn, vừa áp lực về bài thi, vừa mang tâm lý lo sợ lây bệnh từ cộng đồng.
H.A
(Học sinh lớp 12 Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) Khá nguy hiểmKhông chỉ riêng em, nhiều bạn bè của em cũng đã được xét tuyển vào đại học, việc thi tốt nghiệp bây giờ chỉ mang tính hình thức, vì thực tế, nhìn vào học bạ đã có thể đánh giá được quá trình học của tụi em, trong khi đi thi bây giờ khá nguy hiểm, bọn em rất lo lắng.
B.Y.V
(Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM) Thanh Niên (ghi)
|
Bình luận