• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

So sánh lợi ích của chạy bộ và đi bộ

Ngọc Lam
Ngọc Lam
03/07/2018 08:03 GMT+7

Có người thích chạy bộ, có người thích đi bộ. Người đi bộ thì cho rằng đi bộ tốt hơn cho tim, người chạy bộ thì lại nói chạy giúp tăng sức bền.

Vậy cùng xem chuyên gia sức khỏe nói gì về hai loại hoạt động thể chất này, theo Medicaldaily.
Một nghiên cứu cho thấy các vận động viên nam và nữ có thể sống lâu hơn vài năm so với những người không chạy. Tất nhiên, chạy bộ sử dụng cơ thể nhiều hơn đi bộ, mang lại cho bạn kết quả nhanh hơn.
Một vài nghiên cứu cũng cho thấy chạy bộ đạt hiệu quả hơn đối với những người tìm cách giảm cân. Để giảm mỡ bụng (hoặc chất béo nội tạng), các chuyên gia khuyên bạn nên chọn các đợt chạy ngắn theo thói quen tập luyện, theo Medicaldaily.
"Giảm mỡ nội tạng, thậm chí không giảm cân, có thể cải thiện sức khỏe tổng thể", tiến sĩ Carol Ewing Garber, giáo sư nghiên cứu về sinh học tại Đại học Sư phạm Columbia (Mỹ), cho biết. "Chạy thường là một bước tiến lớn trong việc đi bộ, vì vậy tốt nhất nên thêm nó vào thói quen và tập dần dần".
Nhưng nghiên cứu cũng cho thấy người chạy bộ có thể có nguy cơ bị thương cao hơn so với những người đi bộ. Người bị viêm khớp hoặc các vấn đề về khớp nên tìm lời khuyên từ bác sĩ vì chạy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh do thêm căng thẳng ở khớp.
James O'Keefe, chuyên gia tim mạch tại Viện Tim mạch Trung Mỹ của Saint Luke, nói rằng chạy quá nhiều có thể tác hại xấu vì cơ thể chúng ta không thể duy trì hoạt động đòi hỏi vượt quá sức chịu đựng.
"Sau 60 phút hoạt động thể lực mạnh mẽ, như chạy, các buồng tim bắt đầu căng ra và vượt quá khả năng thích nghi của cơ bắp," ông nói.
Mặt khác, đi bộ thường được đánh giá ít ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong một nghiên cứu cho thấy đi bộ gần như đạt hiệu quả bằng chạy trong việc giảm nguy cơ tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường và bệnh tim. Những người muốn gặt hái nhiều lợi ích hơn từ việc đi bộ cũng có thể cân nhắc thực hiện các hoạt động trên những con đường mòn trên đồi hoặc lên xuống cầu thang,  theo Medicaldaily.
Đối với người lớn béo phì, sử dụng máy chạy bộ có độ nghiêng vừa phải có thể là lựa chọn tốt nhất. Một nghiên cứu năm 2011 kết luận "đi bộ với tốc độ tương đối chậm là một chiến lược tập luyện tiềm năng có thể làm giảm nguy cơ chấn thương cơ xương, giảm bệnh lý trong khi kích thích tim mạch thích hợp ở người béo phì".
Bác sĩ chuyên khoa tim mạch Peter Schnohr đã đề nghị kết hợp hai hoạt động này để có được kết quả tốt nhất cho sức khỏe.
"Chế độ thuận lợi nhất là 2 đến 3 ngày chạy mỗi tuần, với tốc độ chậm hoặc trung bình. Chạy mỗi ngày, với tốc độ nhanh, hơn 4 giờ mỗi tuần không thuận lợi", ông nói.
Tăng cường cường độ với việc đi bộ nhanh cũng có thể là lựa chọn hoàn hảo cho những ai không muốn chạy. Một nghiên cứu cho thấy những người đi bộ với tốc độ nhanh đã giảm nguy cơ tử vong so với những người đi với tốc độ chậm, theo Medicaldaily.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.