Theo các nhà khoa học tại Đại học Southern California (Mỹ), thức uống có đường cản trở các nội tiết tố có nhiệm vụ dập tắt cơn đói và điều chỉnh cơn thèm ăn. Nghiên cứu được thực hiện ở nhóm tình nguyện viên từ 18 - 35 tuổi, những người lần lượt dùng thức uống có chứa đường sucrose hoặc glucose.
Các mẫu máu được lấy từ tình nguyện viên 10, 35 và 120 phút sau khi họ dùng thức uống.
“Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện rằng khi các tình nguyện viên dùng thức uống chứa đường sucrose, họ sản sinh lượng nội tiết tố điều chỉnh cơn thèm ăn, thấp hơn so với khi họ dùng đồ uống chứa đường glucose - loại đường chính lưu thông trong máu”, trưởng nhóm nghiên cứu - tiến sĩ Kathleen Page cho hay.
“Phần lớn đường sucrose mà người Mỹ nạp trong chế độ ăn uống đến từ thực phẩm và thức uống có đường, trong khi glucose được tìm thấy tự nhiên trong hầu hết các loại thực phẩm chứa carbohydrate (bao gồm trái cây và bánh mì nguyên cám). Do đó, cần giảm dùng thức ăn và đồ uống có đường, cố gắng bổ sung đường từ việc ăn nhiều trái cây”, tiến sĩ Kathleen Page cho biết.
Bình luận (0)