Lời cảnh báo của tỉ phú hoàn toàn ngược lại với viễn cảnh tích cực của nền kinh tế trong bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước. Lúc đó, chủ nhân Điện Kremlin ca ngợi sự bền bỉ của nền kinh tế Nga bất chấp phải đối mặt tình trạng bao vây cấm vận từ phương Tây trong hơn một năm qua.
RT dẫn ước tính sơ bộ của chính phủ Nga cho thấy sản lượng kinh tế nước này sụt giảm 2,1% trong năm 2022, tức ít hơn so với tính toán trước đó của nhiều nhà kinh tế học.
Tuy nhiên, những dấu hiệu tiêu cực bắt đầu xuất hiện. Nga cắt giảm sản lượng dầu trong tháng này, và phương Tây dự kiến gia tăng áp lực cấm vận kinh tế.
Tỉ phú Deripaska cũng nhận định các nhà đầu tư nước ngoài từ những quốc gia "thân hữu" sẽ đóng góp vai trò to lớn. Việc có thu hút được nguồn đầu tư này hay không phụ thuộc vào khả năng Nga liệu có thể tạo ra những điều kiện phù hợp và gầy dựng sức hút cho nền kinh tế.
Trong nỗ lực gây cạn kiệt nguồn tài chính của Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các nước phương Tây đã công bố hơn 11.300 lệnh cấm vận từ tháng 2.2022, đóng băng khoảng 300 tỉ USD của nguồn dự trữ ngoại hối nước này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã ứng cứu kịp thời với việc mua năng lượng của Nga, thay thế các nhà cung cấp phương Tây trong lĩnh vực cơ khí và kim loại, mang đến nguồn ngoại tệ thay thế đồng USD.
Dù vậy, Moscow vẫn đối mặt nhiều thách thức trong nỗ lực thay thế doanh thu bị tổn thất do cấm vận. Dữ liệu công bố hôm 3.3 cho thấy kim ngạch nhập khẩu xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 51% trong giai đoạn tháng 2 đến tháng 12 năm ngoái.
EU từng là một trong những đối tác thương mại chính của Nga trước khi nổ ra chiến sự ở Ukraine, với 38% giá trị hàng xuất khẩu đến EU trong năm 2020.
Thu nhập của chính phủ Nga giảm 35% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi tiêu tăng 59%, dẫn đến thâm hụt ngân sách khoảng 1.761 tỉ rúp (23,3 tỉ USD).
Bình luận (0)