Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: Người dân khó khăn cứ gọi đường dây nóng 1022

Đức Nguyễn
Đức Nguyễn
28/08/2021 18:47 GMT+7

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu đường dây nóng 1022 phải luôn thông suốt và lưu ý mọi cuộc gọi của người dân đến tổng đài, đường dây nóng 1022 đều phải được xử lý.

"Nếu đói, gặp khó khăn hãy gọi đường dây nóng 1022"

Câu chuyện đường dây nóng về y tế và an sinh 1022 luôn được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh trong suốt thời gian từ 24.8 đến nay. Chủ trương “Không để người dân thiếu đói, người bệnh thiếu ô xy” đã được Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai quán triệt xuống từng lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã, phường, thôn ấp và khu phố trong toàn tỉnh từ ngày 23.8.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cũng nhiều lần nhắc đi nhắc lại, thậm chí gay gắt trong các cuộc họp (từ ngày 24 đến 26.8) khi chỉ đạo từ cấp xã, phường đều phải có số đường dây nóng phục vụ cho 2 mục tiêu: y tế và an sinh xã hội. Ngoài ra, phải thiết lập đường dây nóng cho an ninh trật tự và các vấn đề liên quan.

Công nhân nhà trọ ở P.Tân Phong, TP.Biên Hòa nhận gạo hỗ trợ của các doanh nghiệp

LÊ LÂM

Ngày 25.8, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng kể một câu chuyện, người dân gọi cho ông phản ánh có nữ công nhân ở H.Long Thành (Đồng Nai) mà ông không tiện nêu tên, mắc Covid-19 và được điều trị khỏi. Sau khi khỏi bệnh, cô này về lại nhà trọ thì chủ nhà không cho thuê nữa. Nữ công nhân không biết đi đâu, quay lại khu cách ly tập trung F1 cũng không xong. Bí quá, cô này gọi cho ông chủ trang trại ngày xưa cô làm thuê thì được ông chủ cũ đồng ý cho ở trong một nhà kho bỏ không. Tuy nhiên, liên hệ địa phương thì rất lằng nhằng thủ tục vì phải có giấy cam kết của chủ nhà…
“Đó chỉ là một trong những trường hợp mà tôi ví dụ, để thấy người dân không chỉ gọi kêu đói, trợ giúp y tế mà còn bao nhiêu chuyện phát sinh khác nữa. Do vậy, chúng ta phải lập ngay đường dây nóng, thành lập các tổ xử lý và giải quyết nhanh mọi nhu cầu của người dân”, ông Dũng nói và đề nghị thông báo rộng rãi cho người dân biết, nếu đói, gặp khó khăn cứ gọi tổng đài 1022 Đồng Nai.

Ngày 28.8: Thông báo 352 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành

"Mọi cuộc gọi của người dân đến đường dây nóng 1022 đều phải được xử lý"

Ông Dũng cho biết thêm, đường dây nóng 1022 trước đây chỉ phục vụ công việc hành chính, nay dịch bệnh nên chuyển thành tổng đài dã chiến cấp tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu tổng đài này phải kết nối thông suốt 24/24, bố trí người trực cả ngày lẫn đêm. “Người dân đã quen với đường dây nóng 1022 vì nó ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gọi”, ông Dũng nói.

Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công nhân các khu nhà trọ ở Đồng Nai

LĐLĐ ĐỒNG NAI

Cũng liên quan đến câu chuyện đường dây nóng, theo ông Dũng, không phải thông tin nào người dân gọi đến cũng phản ánh đúng. Chiều qua (27.8), trong cuộc họp với đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại Đồng Nai, ông Dũng cho hay trên mạng xã hội, một số người cứ kêu thế này, thế kia, kêu không có gạo, kêu đói nhưng khi chính quyền cho người đi xác minh, kiểm tra để hỗ trợ thì sự thật không phải như vậy.
“Anh em vào kiểm tra thì trong nhà có tới 4 - 5 bao gạo, có nhà thì khá giả, không phải đói. Hỏi ra thì người dân giải thích thấy người ta đưa tin kêu cứu trên mạng chúng tôi cũng kêu dự phòng mai mốt lỡ thiếu gạo. Có nhà, anh em vô thì nhà sạch đẹp ngon lành, chỉ thiếu loại sữa mà con, cháu họ thường uống”, ông Dũng dẫn chứng.
Người đứng đầu chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng lưu ý cán bộ dưới quyền, cho dù là cuộc gọi phản ánh đúng hay không thì mọi cuộc gọi của người dân đều phải được xử lý, vì nhỡ đâu người ta thiếu thật và rất cần được trợ giúp.

Ngày 28.8: Thông báo 352 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành

Trả lời Thanh Niên chiều 28.8, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai Phạm Xuân Hà, người được Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh giao kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường dây nóng trên địa bàn tỉnh, cho biết hiện nay 171 xã phường, 11 huyện thị, thành phố trên toàn tỉnh đã thiết lập xong hệ thống đường dây nóng an sinh xã hội và y tế.
Theo ông Hà, mỗi xã, phường có ít nhất 10 đường dây nóng (5 đường dây nóng an sinh và 5 đường dây nóng y tế). Tương tự như vậy, cấp huyện cũng có 10 đường dây nóng và cấp tỉnh thì có tổng đài 1022. Ngoài ra, còn có hệ thống đường dây nóng của các sở, ngành, MTTQ VN, và các đoàn thể. Riêng đường dây nóng 1022, ông Hà cho biết Sở TT-TT cũng đã làm việc với VNPT Đồng Nai và Viettel Đồng Nai để nâng cấp, cử nhân lực am hiểu tham gia trả lời, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn bà con tới những địa người bà con cần, đảm bảo hệ thống luôn thông suốt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.