• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Thời trang nhanh thách thức thời trang xanh - người tiêu dùng nghiêng về đâu?

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
23/10/2022 13:00 GMT+7

Thời trang nhanh mang đến người tiêu dùng các thiết kế quần áo bắt nhịp xu hướng một cách nhanh nhất, ra mắt nhiều chiến dịch mẫu mới cho mỗi mùa nhất và giá thành rẻ nhất. Nó làm thỏa mãn - đáp ứng nhu cầu cho đông đảo người tiêu dùng thời trang . Đặc biệt là người tiêu dùng thời trang có thu nhập thấp được tiếp cận với các sản phẩm thời trang mới, hợp mốt…

Đầy ắp ưu điểm, thời trang nhanh có chinh phục người tiêu dùng?

Những thương hiệu thời trang nhanh có thể kể đến đầu tiên chính là những “gã khổng lồ” rất quen mặt: H&M, Zara, Uniqlo, Forever 21, New Look… Mỗi năm, những thương hiệu này tung ra thị trường hàng tỷ sản phẩm và hàng trăm ngàn mẫu thiết kế mới (gấp 3,4 lần thời trang truyền thống). Đơn cử chỉ tính riêng sản lượng của Zara - đã cho ra đời trung bình 450 triệu sản phẩm, 500 mẫu thiết kế mới mỗi tuần hoặc khoảng 20.000 kiểu dáng khác nhau mỗi năm.

H&M là một trong những "ông lớn" trong lĩnh vực thời trang nhanh.

Zara có hàng ngàn cửa hàng trên thế giới với hàng tỷ đô doanh thu.

Các trang phục của Zara rất hợp thị hiếu giới trẻ.

Được cải tiến cắt ngắn tối đa mọi công đoạn trong các phương pháp từ sản xuất, vận chuyển, vận hành chế độ cung ứng đến các khâu định hình mẫu mã, xây dựng bộ sưu tập, thời trang nhanh đã đạt được việc rút ngắn vòng đời của việc ra mẫu nhanh chóng giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Điều đó làm nên sức hút đặc biệt đối với khách mua bởi sự mới mẻ, cấp tập, sôi động - tác nhân trực tiếp gia tăng sự thèm muốn thời trang của người tiêu dùng. Đồng nghĩa với việc gia tăng sức mua của khách hàng - đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, giúp họ thỏa mãn những mong muốn tức thời về việc thay đổi hoặc làm mới diện mạo.

Là một "fast fashion" H&M có quy trình sản xuất rút ngắn thời gian nhất mà vẫn đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng thời trang.

Không chỉ là những sản phẩm thời trang thông thường, đơn giản, Zara cũng có nhiều thiết kế bắt mắt sử dụng cho mọi tình huống thời trang.

Ưu điểm của Zara đương nhiên là rẻ và nhiều mẫu mã.

Khách hàng chính của thời trang nhanh là giới trẻ - học sinh, sinh viên, những người mới đi làm hoặc những bà nội trợ… Thay cho thói quen mua sắm thời trang theo các “sự kiện” (phong cách tiêu dùng thời trang truyền thống - mua sắm định kỳ hoặc nhân dịp nào đó) thì họ - những khách hàng của thời trang nhanh say sưa mua sắm như một hình thức giải trí (mua sắm liên tục). Họ chịu khó thay đổi phong cách nhiều hơn, tần suất nhanh hơn - theo sự cung ứng của các nhãn hiệu. Họ chưng diện và biến đường phố thành sàn catwalk, trở thành những “tín đồ thời trang đường phố” đích thực.

Giá thành của sản phẩm thời trang nhanh là rất cạnh tranh.

Có một thực tế không thể phủ nhận là nhờ việc liên tục ra mẫu, giảm giá thành tối đa sản phẩm mà thời trang nhanh đã "thổi" bùng đam mê thời trang của mọi tín đồ - kể cả những tín đồ có thu nhập hạn chế. Nó chạm tới nhu cầu mua sắm của những khách hàng - thôi thúc nhu cầu chưng diện của họ. Bởi thế nên cho dù đại dịch Covid-19 đã kìm hãm sự phát triển của tất cả các ngành nghề nhất là với những ngành nghề như thời trang thì các hãng thời trang nhanh vẫn có thu nhập ấn tượng - hàng tỷ đô mỗi năm. Sự tăng trưởng của thời trang nhanh vẫn được xem là khả thi khi theo báo cáo thị trường thời trang nhanh toàn cầu năm 2021 - con số tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,3% từ năm 2025 và đạt 211.909,7 triệu đô la vào năm 2030. (CAGR là viết tắt của cụm từ Compound Annual Growth Rate - tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm).

Hệ thống cung ứng của Zara, H&M, Uniqlo... rải khắp thế giới lên đến hàng trăm, hàng ngàn cửa hàng.

Đâu là khách hàng của thời trang xanh?

Đối chiều với thời trang nhanh là thời trang xanh. Thời trang xanh mang trong mình rất nhiều ưu điểm. Đầu tiên có thể kể đến là nguồn nguyên liệu sản xuất từ thiên nhiên (cỏ, lá, sợi tơ từ các loại cây cối…), được nhuộm màu cũng từ màu của các loại cây, lá tự nhiên có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng hoặc những nguồn nguyên liệu tái chế. Thậm chí hiện nay có một số hãng thời trang còn tận dụng vải thừa của các hãng thời trang nhanh, thương hiệu thời trang xa xỉ để tái chế thành những sản phẩm mới, ví dụ như nhà thiết kế Beat Karlsoon cùng thương hiệu thời trang nổi tiếng AVAVAV

Beat Karlsoon và AVAVAV sản xuất nhiều sản phẩm tái chế từ nguyên liệu thừa của các hãng thời trang xa xỉ. Nhờ việc độc đáo, mới lạ hóa các thiết kế mà chúng rất được giới trẻ ưa chuộng.

Sản phẩm từ nguyên liệu thiên nhiên của NTK La Phạm. Không chỉ theo đuổi thời trang bền vững, La Phạm còn rất chú trọng đến việc hội nhập quốc tế thông qua các show diễn thời trang.

Trải qua các công đoạn gia công truyền thống, thủ công nên các sản phẩm thời trang xanh vẫn được xem là cách thức sản xuất thân thiện với môi trường . Chưa kể đến việc sản xuất thủ công nên chi phí nhân công cao - người lao động của thời trang xanh được thụ hưởng mức lương tốt.

Các công đoạn in họa tiết thủ công lên bề mặt vải của thời trang xanh.

Kế đến là việc đầu tư vào thiết kế đặc biệt là sản xuất trên nền thời trang dân tộc, truyền thống nên các sản phẩm thời trang xanh thường có mẫu mã độc đáo, mang nhiều dấu ấn nghệ thuật, có chiều sâu văn hóa. Không thể phủ nhận sự phát triển của thời trang xanh vực dậy và đồng hành nhiều làng nghề truyền thống… Đây là một ích lợi lớn lao đối với sự phát triển của xã hội nói chung và thực trạng môi trường cần cải thiện nói riêng.

Một thiết kế ấn tượng của La Phạm tại show thời trang Bước chân di sản.

Một thiết kế từ tơ sen của Vũ Việt Hà - một nhà thiết kế bền bì trong việc tìm kiếm các nguyên liệu từ thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm bền vững mang yếu tố văn hóa, nghệ thuật cao.

Người tiêu dùng nghiêng về đâu?

So với tốc độ của thời trang nhanh thì rõ ràng thời trang xanh có tiến độ ra mẫu, cập nhật thị trường chậm hơn nhiều. Người tiêu dùng thời trang nhanh vừa mới được chứng kiến những bộ cánh, những xu hướng mới nhất trên các sàn diễn dù là trực tiếp hay qua màn ảnh nhỏ, các kênh mạng xã hội thì có thể chỉ ít bữa sau họ đã thấy nó trong các cửa hàng mua sắm bình dân - một sức hút, một niềm phấn khích khủng khiếp với các tín đồ. Điều này thời trang xanh không thể đạt được nên nó không thể có được thị trường rầm rộ như thời trang nhanh. Nó chỉ như những “đốm lửa” ở từng khu vực mà thôi.

Các sản phẩm làm từ tơ tằm thiên nhiên của thời trang Hạnh Silk rất được khách hàng thời trang Việt Nam, quốc tế yêu dùng.

Nguyên liệu dệt vải từ sợi tơ chuối, tơ dứa của thương hiệu Ecosoi được giới thiệu trong hội chợ ngành nhận được sự quan tâm của các hãng thời trang.

Thách thức thời trang nhanh đưa lại cho thời trang xanh là không thể “đối ứng” cho cân bằng. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà thời trang xanh lép vế. Để có thể cung ứng một lượng lớn sản phẩm cập nhật xu hướng ra chiếm lĩnh thị trường như thế đương nhiên thời trang nhanh gây ra không ít tác hại cho xã hội. Đơn cử như khí thải, thuốc nhuộm độc hại, nhân công thấp, tình trạng lao động kém - rủi ro cao. Đặc biệt việc tạo ra chiến dịch mua thời trang ồ ạt, thói quen sử dụng quần áo một vài lần hoặc chất lượng sản phẩm thấp khiến vòng đời của sản phẩm vô cùng ngắn (nhanh rách, hỏng) đã tạo ra những núi rác khổng lồ. Theo một con số thống kê, riêng ở Úc mỗi năm có đến 500 triệu kilogam quần áo bị đưa ra bãi rác. Tính trên toàn thế giới thì rác thải thời trang là một con số đáng báo động, trong đó nguyên nhân chính là những sản phẩm thời trang kém chất lượng và thói quen mua sắm vô tội vạ cùng cách sử dụng trang phục một vài lần rồi vứt bỏ, thay thế bằng những món đồ mới hơn và cứ thế.

Sản phẩm của La Phạm.

Sản phẩm của Comay Craf làm từ cỏ, cói, mây... - một thương hiệu thời trang xanh của Việt Nam, từng góp mặt tại Hội chợ thời trang bền vững, Thụy Sĩ (GWAND).

Nếu như những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 được xem là thiên đường của thời trang nhanh, thời trang giá rẻ thì những năm gần đây điều này đã được xem lại một cách nghiêm túc. Không chỉ là các chính sách, hỗ trợ để thời trang xanh được phát triển mà thông điệp tạo ra thời trang xanh, thời trang bền vững bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người tiêu dùng được lan tỏa mạnh mẽ bởi các cấp quản lý, những người nổi tiếng và các tổ chức phi chính phủ và nhất là những người tiêu dùng thông minh, đề cao cuộc sống xanh.

Sản phẩm của BLA is BLUE được sản xuất từ cotton, gai, lanh, đũi... và được nhuộm bằng lá chàm theo phương thức thủ công.

Các họa tiết trên trang phục của La Phạm luôn "gánh" theo câu chuyện văn hóa của từng dân tộc Việt.

Nhà thiết kế người Anh Vivienne Westwood đã từng đưa ra thông điệp: “Mua ít hơn, chọn tốt, làm cho nó cuối cùng”. Mua ít hơn là hãy thử yêu lại những bộ quần áo bạn đã sở hữu và làm nó mới mẻ hơn bằng cách sử dụng khác. Ví dụ như “lật ngược” chúng, biến những chiếc quần jeans cũ thành chiếc quần shorts không đụng hàng hoặc biến những chiếc quần, áo rộng thành những chiếc crop top cá tính?

Chọn tốt là chọn trang phục có chất lượng cao, kỹ thuật khâu may tốt tránh việc nhanh rách, hỏng, làm bằng vải thân thiện với môi trường để không chỉ gia tăng vòng đời của sản phẩm mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường. Và cuối cùng là ý “làm cho nó cuối cùng” chính là nỗ lực “tái chế” chính quần áo của mình nhiều lần bằng cách học theo cách hướng dẫn, tăng cường kỹ năng, kiến thức thời trang để có thể sáng tạo hơn trong việc phối mix hoặc “đổi kiểu” cho các sản phẩm, làm chúng liên tục mới lại - tìm kiếm cảm hứng với thời trang trên chính một sản phẩm dùng đã lâu của mình…

Sản phẩm của La Phạm.

Sản phẩm của Zara.

Cuối cùng thì việc loại bỏ thời trang nhanh hay thời trang xanh trong thế giới thời trang là không thể. Những thách thức giữa các xu hướng thời trang vẫn sẽ luôn tồn tại nhưng lựa chọn của người tiêu dùng sẽ thay đổi theo nhận thức thời trang, bởi các chiến dịch truyền thông về thời trang. Tuy nhiên có một thực tế là cán cân sẽ nghiêng về những lợi ích bền vững của môi trường và xã hội.

Nguồn: Goodonyou, Nytimes, Thegoodtrade, Investopedia, Zara, H&M, La Phạm, Vũ Việt Hà, Bla is Blue, Hạnh Silk, Vivienne Westwood

Top
Top