Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo uống cà phê không ảnh hưởng đến giấc ngủ

16/06/2024 00:10 GMT+7

'Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ cà phê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy làm thế nào để vừa có thể thưởng thức cà phê vừa có giấc ngủ ngon?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chia sẻ những cách giúp tăng chất lượng tinh trùng; 5 lợi ích sức khỏe đáng chú ý của hạt bí; Có cần tránh tập thể dục khi đang bị cảm cúm?...

Người yêu thích cà phê nhất định phải biết 4 mẹo này

Mặc dù cà phê có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy tiêu thụ caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy làm thế nào để vừa có thể thưởng thức cà phê vừa có giấc ngủ ngon?

Sau đây, các chuyên gia chia sẻ 4 mẹo uống cà phê có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngừng caffeine đúng thời điểm. Tiến sĩ Michael Breus, chuyên gia hàng đầu về giấc ngủ và là nhà tâm lý học người Mỹ, giải thích: Caffeine ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh adenosine vốn có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo uống cà phê không ảnh hưởng đến giấc ngủ- Ảnh 1.

Mặc dù cà phê có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tiêu thụ caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

Pexels

Thông thường, adenosine tích tụ trong cơ thể suốt cả ngày, giúp báo hiệu đã đến giờ đi ngủ. Tuy nhiên, caffeine có thể làm gián đoạn quá trình này.

Theo nghiên cứu năm 2024, 99% caffeine được hấp thụ trong vòng 45 phút sau khi tiêu thụ. Nhưng thời gian để lượng caffeine lưu lại trong cơ thể lại khá dài, có thể dao động từ 1,5 đến 9,5 giờ.

Vậy nên ngừng uống cà phê vào lúc nào?

Tiến sĩ Breus giải thích: Các chuyên gia thường khuyên nên ngừng caffeine ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ, nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian này có thể khác nhau. Nói chung, muộn nhất là 14 giờ.

Chú ý đến lượng caffeine tiêu thụ. Tiến sĩ Breus khuyên cần phải kiểm soát lượng caffeine hấp thụ trong ngày.

Theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), không nên tiêu thụ quá 400 mg caffeine mỗi ngày, nghĩa là không quá 4 tách cà phê mỗi ngày.

Ngoài ra, cần phải tính cả lượng caffeine trong trà và nước ngọt tiêu thụ trong ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.6.

5 lợi ích sức khỏe đáng chú ý của hạt bí

Dù kích thước nhỏ bé, nhưng hạt bí là kho chứa dinh dưỡng dồi dào, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến của những người quan tâm đến sức khỏe.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit béo omega-3 và khoáng chất như magie, hạt bí mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo uống cà phê không ảnh hưởng đến giấc ngủ- Ảnh 2.

Dù kích thước nhỏ bé, nhưng hạt bí là kho chứa dinh dưỡng dồi dào, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến của người quan tâm đến sức khỏe

Pexels

Hạt bí là nguồn giàu protein, axit béo không bão hòa, vitamin và khoáng chất, có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư.

Sau đây là những tác động đáng chú ý mà hạt bí có thể mang lại cho sức khỏe.

Ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường. Lợi ích sức khỏe tim mạch của hạt bí chủ yếu là nhờ hàm lượng cao chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa, magie và kẽm. Magie có tác dụng điều hòa huyết áp, đường huyết, trong khi chất xơ trong hạt bí giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim.

Chống ung thư. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy hạt bí có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Hạt bí chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoids, vitamin E, có thể làm giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.6.

Có cần tránh tập thể dục khi đang bị cảm cúm?

Tập thể dục là một trong những cách giúp duy trì sức khỏe và phòng tránh bệnh tật tốt nhất. Nhưng dù có tập luyện và chăm sóc sức khỏe tốt đến mức nào thì thỉnh thoảng chúng ta vẫn bị cảm lạnh hay cúm. Khi mắc bệnh, tùy vào triệu chứng mà chúng ta có nên tiếp tục tập luyện hay không.

Cúm sẽ có triệu chứng nặng hơn cảm lạnh. Do đó, muốn biết có nên duy trì tập luyện hay tạm nghỉ thì cần phân biệt được tình trạng mình đang mắc là cảm lạnh hay cúm.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo uống cà phê không ảnh hưởng đến giấc ngủ- Ảnh 3.

Nếu chỉ bị cảm thông thường thì mọi người hoàn toàn có thể tập luyện nhưng cần tránh tập cường độ cao

Pexels

Cảm lạnh thường có triệu chứng là sổ mũi, ho và ngứa họng nhưng lại không có sốt. Nếu bị cảm lạnh, chúng ta hoàn toàn có thể tập thể dục nhưng không nên tập cường độ cao. Thay vào đó, hãy tập ở mức độ vừa phải mà cơ thể vẫn có thể cảm thấy thoải mái. Cách tập này không chỉ không gây hại mà còn giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong khi đó, các triệu chứng của cúm lại nghiêm trọng hơn cảm lạnh, chẳng hạn như cúm sẽ gây sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu, nôn mửa, đau nhức cơ thể và tiêu chảy. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất là người bị cúm nên ngừng tập luyện. Vì với các triệu chứng cúm, tập luyện có thể khiến cơ thể suy yếu hơn. Nếu tập trong phòng gym thì bạn còn có thể lây nhiễm cho người khác. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.