Ngày mới với tin tức sức khỏe: Thêm lợi ích ít người biết của dừa

23/05/2024 00:10 GMT+7

'Nước dừa là loại thức uống cực kỳ bổ dưỡng, không chỉ giúp cơ thể nạp đủ nước, giữ cân bằng điện giải mà còn tăng cường quá trình trao đổi chất và mức độ đốt calo của cơ thể'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tăng huyết áp lâu ngày có gây biến chứng đột quỵ?; Ăn xoài xanh hay xoài chín tốt hơn?; Thiếu ngủ ảnh hưởng lớn đến đường huyết...

Lợi ích giảm cân ít người biết của nước dừa

Bên cạnh kiểm soát chế độ ăn và tập luyện thường xuyên thì uống đủ nước cũng góp phần giúp giảm cân. Nước dừa là loại thức uống cực kỳ bổ dưỡng, không chỉ giúp cơ thể nạp đủ nước, giữ cân bằng điện giải mà còn tăng cường quá trình trao đổi chất và mức độ đốt calo của cơ thể.

Dừa có nhiều chất xơ, vitamin và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Các dưỡng chất này có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Uống nước dừa vào buổi sáng hỗ trợ giảm cân rất tốt

Uống nước dừa vào buổi sáng hỗ trợ giảm cân rất tốt

PEXELS

Nước dừa được xem là một trong những loại thức uống giúp giảm cân hiệu quả nhờ những lợi ích sau:

Tăng cường trao đổi chất. Nước dừa chứa nhiều canxi, kali, natri, magiê, phốt pho và vitamin C có tác dụng tăng cường trao đổi chất, giúp duy trì khả năng đốt calo của cơ thể. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hành trình giảm cân. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy các chất điện giải trong nước dừa kích thích cơ bắp đốt nhiều calo hơn.

Chứa ít calo. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nước dừa rất phù hợp với chế độ ăn ít calo và ít đường. Vì một ly lớn nước dừa chỉ chứa khoảng 45 calo và khoảng 11 gram đường tự nhiên. Lượng calo này ít hơn nhiều so với nhiều loại đồ uống thể thao khác. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 23.5.

Thiếu ngủ làm tăng đường huyết thế nào?

Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì một trong những điều quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết. Việc thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn có thể giúp đạt được mục tiêu này. Trong đó, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Đường huyết trong máu thường sẽ tăng lên khi chúng ta đang ngủ, thường là trong khoảng thời gian từ 4 đến 8 giờ sáng. Ở người bình thường, tuyến tụy sẽ tiết ra hoóc môn insulin và giúp các tế bào cơ bắp, mỡ, gan và những cơ quan khác hấp thụ đường glucose.

Thiếu ngủ sẽ khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn

Thiếu ngủ sẽ khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn

PEXELS

Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể họ không tiết đủ lượng insulin cần thiết nên không thể đưa đường glucose vào tế bào. Hệ quả là hàm lượng đường glucose trong máu tăng lên, dẫn đến tăng đường huyết.

Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ khiến các hoóc môn có tác dụng điều chỉnh sự thèm ăn và trao đổi chất bị mất cân bằng, dẫn đến đường huyết tăng đột biến. Các nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ sẽ khiến khả năng tiết insulin của cơ thể kém hiệu quả, tăng nguy cơ gây kháng insulin và khiến bệnh tiểu đường mất kiểm soát. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.5.

Tăng huyết áp lâu ngày có gây biến chứng đột quỵ?

Tình trạng tăng huyết áp lâu ngày không được phát hiện và kiểm soát có thể dẫn tới các biến chứng như đột quỵ, tổn thương thận, suy tim, rối loạn trí nhớ...

Bác sĩ Phan Thị Mỹ Nhung, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh không lây, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm phổ biến cũng đã tăng nhanh qua các năm và số người mắc bệnh trong cộng đồng hiện tại rất lớn.

Người từ 50 tuổi trở lên nên đo tầm soát huyết áp mỗi 6 tháng - 1 năm/lần

Người từ 50 tuổi trở lên nên đo tầm soát huyết áp mỗi 6 tháng - 1 năm/lần

Pexels

"Bệnh tăng huyết áp nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được sẽ dẫn tới các biến chứng như đột quỵ, tổn thương thận, suy tim, biến chứng ở mắt, phình và bóc tách động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ, rối loạn cương dương...", bác sĩ Nhung cho biết.

Người bệnh tăng huyết áp dễ bỏ thuốc hoặc không tái khám vì không có triệu chứng. Người bệnh thường bỏ qua, không điều trị cho đến khi có biến chứng, di chứng hoặc tử vong. Các nghiên cứu cho thấy khi kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu thì giảm được 30% nguy cơ đột quỵ, 25% nhồi máu cơ tim và 23% bệnh thận mạn.

Tiến sĩ - bác sĩ Trần Hòa, Phó trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, có khoảng 50% người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp. Bởi nhiều người còn chủ quan, chưa chú trọng việc đo tầm soát huyết áp. Ngoài ra, nhiều người được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị cũng chiếm đến 50%. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.