Tin tức tình hình Covid-19 hôm nay, TP.HCM ban hành hướng dẫn tạm thời quy trình xử lý F0 tại cộng đồng. Quy trình này gồm 3 bước:
Quy định mới nhất về xử lý F0 Covid-19 tại cộng đồng ở TP.HCM |
Bước 1: Phát hiện F0, thông qua xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh từ các nguồn: bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tự test… Các trường hợp có kết quả dương tính với xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh đều được xem là F0.
Bước 2: Xử lý ổ dịch gia đình, nơi ở của F0 được xem là ổ dịch hộ gia đình. Test nhanh ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà với F0 và cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca F0 đầu tiên trong hộ; dán biển cảnh báo trước nhà.
Bước 3: Điều tra ổ dịch cộng đồng. Theo Sở Y tế, ổ dịch cộng đồng là khu vực dân cư có từ 2 hộ gia đình có F0 trở lên. Ngay sau khi xác định ổ dịch hộ gia đình, cần khẩn trương rà soát, điều tra thông tin dịch bệnh trong khu vực, nếu có thêm trường hợp ổ dịch hộ gia đình khác trong cùng khu vực thì tiến hành điều tra sơ bộ để chẩn đoán “ổ dịch cộng đồng”. Sau đó, tạm thời phong tỏa khu vực “ổ dịch cộng đồng” trong 24 giờ để thông báo cho người dân trong khu vực biết.
Khách uống cà phê tại chỗ khi hàng quán ở TP.HCM được mở cửa trở lại |
lê hồng hạnh |
TP.HCM công bố giá xét nghiệm Covid-19 ở 93 đơn vị y tế công và tư. Chiều 28.10, Sở Y tế TP.HCM công khai danh sách các cơ sở y tế được cung ứng dịch vụ xét nghiệm và giá xét nghiệm Covid-19 bao gồm cả test nhanh và RT-PCR. Theo danh sách này, có 52 cơ sở y tế công, 24 cơ sở y tế tư nhân và 17 phòng khám tư nhân.
Theo đó, giá test nhanh theo yêu cầu, y tế công thu theo giá mua vào; xét nghiệm RT-PCR theo giá quy định, 734.000 đồng/test. Hiện nay, Bệnh viện Nhân dân Gia định có giá test nhanh thấp nhất, chỉ 60.000 đồng. Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi có giá test nhanh cao, giá 168.000 đồng. Cơ sở y tế tư nhân thu giá test nhanh và RT-PCR theo giá kê khai. Nơi thu giá test nhanh thấp nhất 120.000 đồng, cao nhất 500.000 đồng/test. Nơi thu giá RT-PCR thấp nhất 734.000 đồng/test, nhiều nơi thu từ 1 - 2 triệu đồng, thậm chí 3,2 triệu đồng.
Những ai phải xét nghiệm Covid-19 khi tới TP.HCM? |
Hà Nội có khoảng 800.000 trẻ từ 12 - 17 tuổi cần tiêm vắc xin Covid-19. Tại tọa đàm về tiêm ngừa vắc xin Covid-19 cho trẻ em sáng nay, 28.10, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình dịch và nguồn cung ứng vắc xin, tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình.
Ngành y tế Hà Nội đã lên danh sách khoảng 680.000 - 840.000 trẻ thuộc đối tượng tiêm vắc xin Covid-19 (12 - 17 tuổi). Hiện thành phố cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, cũng như điều kiện cần thiết tại các cơ sở tiêm chủng cho trẻ. Tuy nhiên, tới trưa nay, Sở Y tế Hà Nội cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể việc triển khai tiêm vắc xin cho học sinh trong nhóm tuổi quy định của Bộ Y tế.
Phòng dịch Covid-19, cán bộ ở Đắk Nông không về Đắk Lắk trong 14 ngày tới. Ngày 28.10, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành văn bản hỏa tốc về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh trong khu vực đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt tại Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu trong thời gian 14 ngày, kể từ ngày 29.10, tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh không di chuyển đến/về tỉnh Đắk Lắk.
UBND tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu các chốt kiểm soát dịch trên QL14 (ở H.Cư Jút và H.Đắk R’lấp) tăng cường công tác kiểm soát dịch. Chính quyền các huyện Cư Jút, Đắk R’lấp phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch thực hiện nghiêm việc kiểm soát người từ các địa bàn có dịch đến, về, đi qua địa bàn tỉnh theo đúng quy định…
Ngày đầu bán tại chỗ, quán ăn Sài Gòn liên tục ‘cháy’ bàn |
TP.HCM sẽ đánh giá, cho mở rộng quán ăn phục vụ bia, rượu nếu đảm bảo an toàn. Sáng 28.10, bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi về việc cho phép quán ăn uống phục vụ tại chỗ. Ông Mãi cho biết mỗi điểm bán có công suất nhất định, 10 hay 20 người và chỉ được sử dụng 50% công suất. Do đã khống chế công suất của quán nên việc người dân từ các địa bàn khác tập trung sang TP.Thủ Đức và Q.7 ăn uống có thể giải quyết được.
Trước băn khoăn về việc chỗ này được bán bia, rượu nhưng chỗ khác thì không, ông Mãi nói nhiều ý kiến đồng tình với việc quán ăn phục vụ bia, rượu; đồng thời thành phố muốn có thực tiễn nên thí điểm trước ở TP.Thủ Đức và Q.7. Nếu tình hình tiếp tục theo chiều hướng tốt như hiện nay và cải thiện thêm, thành phố sẽ cân nhắc mở rộng ra địa bàn khác. Trước khi mở thêm, thành phố sẽ theo dõi, đánh giá kết quả của giai đoạn thí điểm, kéo dài đến hết ngày 15.11.
Đà Nẵng áp dụng các biện pháp phòng, chống Covid-19 mới đối với người từ các địa phương khác đến, về thành phố. Tại hướng dẫn mới, người đến, về Đà Nẵng từ các địa phương được xác định cấp độ 1, cấp độ 2 đều phải tự theo dõi sức khỏe. Người từ các địa phương ở cấp độ 3, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm, nếu có nhu cầu vào thành phố, phải trả phí xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại các chốt kiểm soát dịch. Người dân thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú.
Đối với người từ các địa phương ở cấp độ 4 và các vùng cách ly y tế, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Trong đó, người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc người đã khỏi bệnh Covid-19 cần cách ly tại nhà, nơi lưu trú đủ 7 ngày. Người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú đủ 14 ngày; lấy mẫu xét nghiệm 3 lần bằng phương pháp RT-PCR. Trường hợp không bảo đảm điều kiện phòng, chống Covid-19 để cách ly tại nhà, nơi lưu trú thì phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại khách sạn có thu phí.
Dịch bệnh lây lan nhanh ở Bạc Liêu, thêm 108 ca dương tính Covid-19 trong cộng đồng. Sáng 28.10, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận thêm 224 trường hợp dương tính Covid-19. Cụ thể, có 41 trường hợp ghi nhận tại các khu cách ly tập trung; 54 trường hợp tại các khu vực phong tỏa; 21 trường hợp là người dân tự phát về từ vùng dịch; đáng lưu ý có đến 108 trường hợp ghi nhận qua xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng.
Trong các trường hợp ghi nhận trong cộng đồng, trên địa bàn H.Vĩnh Lợi 6 trường hợp; H.Hồng Dân 7 trường hợp; H.Phước Long 11 trường hợp; H.Đông Hải 32 trường hợp; TP.Bạc Liêu 17 trường hợp; TX.Giá Rai 23 trường hợp; tại khu khám sàng lọc Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu và Bệnh viện Dân Quân y tỉnh ghi nhận mỗi điểm 1 trường hợp. Trong 224 ca dương tính mới, có 44 trường hợp dưới 18 tuổi.
Truy vết khẩn người liên quan 3 ca F0 cộng đồng ở Thừa Thiên - Huế. Trong ngày 27.10, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục ghi nhận 14 ca nhiễm Covid-19 từ những người đang cách ly tập trung, giám sát y tế tại nhà. Đặc biệt trong đó có 3 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng được phát hiện tại xã Quảng Vinh (H.Quảng Điền), xã Phong Hiền (H.Phong Điền) và P.Hương Văn (TX.Hương Trà).
Trong ngày 28.10, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục truy vết những người có liên quan đến các địa điểm mà 3 ca F0 vừa được phát hiện trong cộng đồng từng đến trong thời gian gần đây, để truy vết, cách ly phòng chống dịch.
Liên quan tình hình Covid-19 hôm nay, nhiều lao động ở Đắk Lắk gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được hỗ trợ. Ngày 28.10, ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đắk Lắk, xác nhận hiện nhiều người lao động không có giao kết hợp đồng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn chưa nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 của Chính phủ. Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk, tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ gần 6.000 lao động không có giao kết hợp đồng gặp khó do dịch Covid-19 với số tiền gần 7 tỉ đồng, nhưng đến nay mới có 963 người được chi trả với tổng số tiền 1,2 tỉ đồng. Bên cạnh đó, có 339 người thuộc diện lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được phê duyệt hỗ trợ gần 1,4 tỉ đồng; đến nay mới chi trả cho 45 người với số tiền hơn 193 triệu đồng.
Bình luận (0)