• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TP.HCM phát hiện vi phạm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hơn 160 tỉ đồng

24/03/2022 09:12 GMT+7

Các dạng sai phạm chủ yếu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở TP.HCM liên quan đến thu chi tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng đất, mua sắm và quản lý tài sản, trang thiết bị...

UBND TP.HCM vừa có văn bản báo cáo Thanh tra Chính phủ về chuyên đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho biết TP.HCM luôn xác định công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, đây là yếu tố quan trọng, góp phần thực hiện kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Về kết quả thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, TP.HCM thực hiện 487 cuộc, qua đó phát hiện vi phạm hơn 160 tỉ đồng và gần 26.000 m2 đất. Cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 134 tỉ đồng và gần 26.000 m2 đất, xử lý khác về kinh tế gần 26 tỉ đồng.

TP.HCM cũng đã xử lý hành chính 244 tổ chức và 633 cá nhân; đồng thời chuyển cơ quan điều tra 12 vụ và 3 người liên quan.

Nhiều vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến đất đai, thu chi tài chính, sử dụng đất...

ĐỘC LẬP

UBND TP.HCM cho biết, các dạng sai phạm chủ yếu liên quan đến công tác quản lý thu chi tài chính, đầu tư xây dựng, sử dụng đất; thanh quyết toán, mua sắm và quản lý tài sản, trang thiết bị; việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Một số cơ quan, đơn vị có tình trạng sử dụng ngân sách ở một số lĩnh vực như tài chính, đất đai... chưa hiệu quả, có hạn chế, thiếu sót do rút kinh phí ngân sách chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức; sử dụng đất, cho thuê đất không đúng mục đích.

Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ quan, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản công chưa có sự quan tâm, hiểu đúng quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nên hiểu nhầm, sử dụng không đúng mục đích được giao.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.