Ở Việt Nam dù có nhiều loại trà nhưng phổ biến vẫn là trà sen, trà lài, trà atiso, trà cúc, trà ngâu, trà shan tuyết, trà sói, trà đắng hay loại mà người miền Bắc gọi là chè nụ (làm từ chồi hoa trà), chè vối (làm từ chồi và lá của cây vối (Cleistocalyx operculatus)…
Một số loại trà thảo mộc ở Đông Nam Á, khởi đầu là trà quế, một loại trà có nước màu vàng, vị thơm với mùi đặc trưng của quế; còn vị cay và mùi quế xuất phát từ innamaldehyde (khoảng 90% tinh dầu của vỏ cây).
Trà đen đá (ชา ดำ เย็น) của Thái Lan |
Youtube. |
Ở Campuchia, người ta uống trà quế lạnh bằng cách ngâm cánh hoa trong nước nóng cho đến khi màu sắc của cánh hoa nhạt đi, sau đó thêm nước cốt chanh, chất tạo ngọt (đường/mật ong), nước lạnh và đá viên.
Ở Nam Á và Đông Nam Á trải dài từ Ấn Độ đến Indonesia có loại trà bầu nâu (Aegle marmelos) vị chua. Nếu trái còn tươi người ta ép lấy nước, làm ngọt để tạo ra một thức uống tương tự như nước chanh. Ở Việt Nam, cây bầu nâu được trồng ở miền Nam.
Loại trà đặc biệt "ông uống bà khen" ở Đông Nam Á
Trà Kratom (Mitragyna speciose) có tác dụng như chất kích thích. Ở Thái Lan người ta thường sử dụng lá khô của cây kratom để làm trà, có thể pha trộn chung với những loại có chất caffeine và codeine. Từ đầu những năm 2010, một loại cocktail pha trà gọi là "4×100" đã trở nên phổ biến trong giới trẻ khắp Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Nó là hỗn hợp của lá Kratom, xi-rô ho, Coca-Cola và nước đá. Người Thái cũng chuộng trà hồng hoa (Safflower) – còn gọi là nghệ tây giả.
Trà Kratom ở Đông Nam Á |
thekratomco.com |
Trà gừng truyền thống, người dân Singapore gọi là Jiāng mǔ chá (Khương mẫu trà). |
lazada.sg |
Lá và hoa của loài cây này cho một loại trà rất ngon, hương vị trái cây ngọt ngào. Trà hồng hoa có tác dụng kích thích tim và tuần hoàn, ngoài việc giúp hạ sốt và giảm đau thì trà Kratom còn có đặc tính kích thích tình dục, được cho là loại trà "ông uống bà khen" khá hữu hiệu.
Trà đen đá Thái (ชา ดำ เย็น, cha dam yen) cũng là một loại rất được ưa thích. Thường thì người Thái ướp lạnh trà, không dùng sữa, chỉ làm ngọt bằng đường.
Trà chanh Thái (ชา มะนาว, cha manao) cũng tương tự như trà đen đá Thái, nhưng có vị chanh và đường, có thể thêm bạc hà. Ngoài ra, ở Thái Lan có loại trà nóng gọi là cha ron (ชา ร้อน,) dùng chung với đường và sữa, uống vào buổi sáng, thường được dùng kèm với bánh ngọt. Riêng loại trà nóng Thái đậm (ชา ดำ ร้อน, cha dam ron) thì không có sữa, chỉ có đường.
Ở Singapore người dân thường uống trà gừng, gọi là Jiāng mǔ chá (姜母茶: Khương mẫu trà). Trong ẩm thực Brunei, Malaysia cái tên teh halia có nghĩa là trà gừng, tuy nhiên không phải là một loại trà gừng nguyên chất, vì nó được pha với trà đen có vị ngọt đậm và sữa động vật hoặc sữa đặc.
Ở Philippines trà gừng được gọi là salabat, còn Indonesia thì gọi là teh jahe. Ở đảo Java có loại trà gừng wedang jahe rất phổ biến. Đây là loại trà làm từ thân rễ gừng tươi, cắt thành từng lát mỏng, pha với chất làm ngọt như đường thốt nốt, đường mía, đường nâu, mật ong, sữa tươi hay sữa đặc; kết hợp với lá dứa thơm, sả, đinh hương và thanh quế. Trong tiếng Java, wedang có nghĩa là "đồ uống nóng", còn jahe là "gừng".
Trà Serendib đặc sản của Sri Lanka |
serendib-tea.org |
Trà hoa đậu biếc là một loại trà truyền thống ở Đông Nam Á, những năm gần đây loại trà này cũng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Trà hoa đậu biếc có màu xanh lam độc đáo, không chứa caffeine. Ngoài hoa đậu biếc, người ta còn kết hợp sả khô để tạo ra trà này, một loại trà được cho là chứa nhiều chất chống oxy, giúp chống lão hóa.
Lak hpak (hay Laphet trong tiếng Anh) là thuật ngữ dùng để chỉ trà ngâm hoặc lên men của Myanmar. Thức uống này đóng vai trò quan trọng trong xã hội, là món ngon mà người Myanmar dùng để đãi khách đến thăm nhà, thể hiện cử chỉ hiếu khách của gia chủ.
Ngoài trà sả Tanglad ở Philippines, trà Serendib của Sri Lanka, người dân Đông Nam Á còn sử dụng những loại trà thảo mộc như trà diếp cá, trà rau má, trà ngưu bang (sử dụng lá và rễ), trà tía tô đất, trà bầu sáp, trà nghệ…
Bình luận (0)