Các đại biểu tham gia tại nhóm thảo luận với chủ đề "Đề xuất mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững" |
NHẬT THỊNH |
Đó là các vấn đề gồm: Đề xuất mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững; Quy hoạch và giải pháp sử dụng hiệu quả, đồng bộ các quy hoạch địa phương, vùng, quốc gia; Phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, gắn với đổi mới hệ thống y tế.
Tại tổ thảo luận về “Đề xuất mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững”, các đại biểu đã thảo luận, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số tại Việt Nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Bích Ngọc, giảng viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đổi mới mô hình tăng trưởng là sự cần thiết trước những thách thức toàn cầu và phục hồi sau đại dịch Covid-19 |
NHẬT THỊNH |
Theo tiến sĩ Nguyễn Bích Ngọc, giảng viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm được Đảng xác định trong Đại hội XIII. Đổi mới mô hình tăng trưởng là sự cần thiết trước những thách thức toàn cầu và phục hồi sau đại dịch Covid-19.
“Mô hình tăng trưởng gắn với mục tiêu phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển hiệu quả trong sự tồn tại song song và bền vững của hệ sinh thái. Trong đó, cơ cấu lại ngành công nghiệp chuyển đổi sang công nghiệp công nghệ cao và công nghệ số. Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, phát triển ngành dịch vụ có gía trị gia tăng cao và lợi thế của Việt Nam như: logistics, vận tải, du lịch, và các dịch vụ tư vấn chuyên môn… trên cơ sở tận dụng các ưu đãi từ qúa trình tự do hoá dịch vụ trong các Hiệp định tự do thế hệ mới”, tiến sĩ Nguyễn Bích Ngọc chia sẻ.
Các đại biểu tham gia tại nhóm thảo luận với chủ đề "Đề xuất mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững" |
NHẬT THỊNH |
Nói về giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số tại Việt Nam cần phản chuyển động ra sao? Tiến sĩ Bích Ngọc cho rằng: “Mô hình tăng trưởng gắn với mục tiêu phát triển bền vững được thể hiện trên 3 nhóm giải pháp chính. Đó là, huy động đa dạng nguồn lực và phân bổ sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong đó, khoa học, công nghệ, internet vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch là những nguyên liệu chính để “vận hành” mô hình tăng trưởng mới. Tăng cường huy động nguồn lực và sự tham gia của khu vực tư nhân như một chủ thể chính và lực đẩy chính của nền kinh tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với gia tăng năng suất và chất lượng. Cụ thể, hoàn thiện và phát triển đồng bộ các thị trường, hệ sinh thái trong nước, nâng cấp vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và giá trị khu vực và toàn cầu”.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Trang (25 tuổi), Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng “Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay". |
NHẬT THỊNH |
Thạc sĩ Nguyễn Minh Trang (25 tuổi), Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng “Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn, quan trọng và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh thế giới và trong nước thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh Covid-19”.
Để làm tốt điều này, thạc sĩ Minh Trang nói: “Chúng ta cần xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Cạnh đó là khai thác tối đa các cơ hội từ xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới, quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, xu hướng phát triển kinh tế xanh. Lấy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo làm đột phá, phát huy cao độ yếu tố con người, giá trị văn hóa, truyền thống, tinh thần đoàn kết dân tộc làm nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại không gian kinh tế”.
Các đại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 5, năm 2022 |
NHẬT THỊNH |
Trước câu hỏi, Việt Nam cần có giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số ra sao? Thạc sĩ Minh Trang, nói: “Kinh tế tuần hoàn là cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền vững. Kinh tế tuần hoàn cũng giúp đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và giúp ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biễn ngày một phức tạp. Đây là xu thế tất yếu và là nội dung đang được Việt Nam đặc biệt quan tâm, định hướng phát triển”.
Thạc sĩ Minh Trang, cho biết thêm: “Thực hiện kinh tế tuần hoàn cần gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên; đồng thời, tạo được cơ hội việc làm mới… đảm bảo mục tiêu của mô hình này”.
Hiến kế về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triể hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, vùng và địa phương, thạc sị Minh Trang khẳng định: “Trước hết đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tiếp cận tư duy kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ gắn với hội nhập quốc tế. Cần đặt phát triển kinh tế nông nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy đô thị hóa, kết nối nông thôn và đô thị. Trên cơ sở tư duy lãnh đạo ấy chúng ta mới có thể khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong nền kinh tế thị trường. Từ đó xây dựng thể chế quản trị địa phương phù hợp; huy động các nguồn lực và tạo động lực cho phát triển”.
Bình luận (0)