'Cuộc sống nhiều lúc quá áp lực và khó khăn buộc mình phải thay đổi để cứu vãn tình thế. Tôi yêu ngành công an nhưng chấp nhận nghỉ để kiếm tiền lo các con ăn học', anh Trần Hữu Thành chia sẻ
Gắn bó với ngành công an hơn 13 năm, cuối cùng anh Trần Hữu Thành, (45 tuổi), nguyên Trưởng công xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), chấp nhận bỏ công việc đam mê từ nhỏ để vào Sài Gòn lái xe container mưu sinh.
“Tôi muốn gắn bó nghề công an để giữ an ninh trật tự quê hương và giúp đỡ mọi người. Nhưng thật sự, cuộc sống không đơn giản như mọi người nghĩ, tôi còn hai con đang tuổi ăn học, cha mẹ già. Đồng lương công chức hiện không đủ để tôi tiếp tục theo ngành công an”, anh Thành cho biết.
'Tui mới dẫn nó đi hớt tóc xong, định qua tuần kiếm chỗ nào giảm giá mua cho cái kiếng đeo mắt nhưng giờ thì... Tại sao lại ra tay quá tàn độc với cháu tui như vậy”, bà Lê Thị Em, ngoại cháu bé khóc nấc.
Vợ ly hôn vì lương thấp
Anh Thành hoàn thành nghĩa vụ quân sự và tiếp tục phục vụ
Là chủ trong gia đình, nhưng đồng lương không đủ đưa cho vợ, tôi thấy rất cắn rứt và hổ thẹn với vợ cùng các con. Nếu ở trong hoàn cảnh của tôi thì mọi người chắc chắn sẽ hiểu, áp lực như thế nào. Ngày tôi và vợ chia tay, tôi cũng quyết định xin thôi chức Trưởng công an xã Cẩm Trung và khăn gói vào Sài Gòn làm nghề lái xe container mưu sinh
Anh Trần Hữu Thành
trong quân đội 3 năm. Năm 1995 anh trở về quê cưới vợ và làm nông. Từ năm 2005 - 9.2017 anh tham gia vào ngành công an xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên).
Sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, cuối cùng anh đã nộp đơn xin nghỉ việc, tìm cho mình một hướng đi mới mong kinh tế khá hơn.
Trao đổi với báo Thanh Niên, anh Thành chia sẻ trước năm 2012 khi làm chức phó công an xã, lương anh chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng.
Sau đó, anh học xong Trung cấp Công an và về địa phương được bổ nhiệm lên chức Trưởng công an xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên), lương tăng lên được 3,1 triệu đồng/tháng (đã đóng bảo hiểm).
Tuy nhiên, mức lương trên khiến anh gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sáng chạy xe đi làm và chiều tối về, tiền ăn uống, xăng, điện thoại..., có khi hết hơn 100.000 đồng, xem như âm lương. Lương tháng nào hết tháng đó, tôi đưa cho vợ không được bao nhiêu.
Rồi chuyện “Cơm không lành, canh không ngọt” trong gia đình cũng đến.
Bản thân tôi là người đàn ông trụ cột trong gia đình nhưng bất lực vì đồng lương ít, lại phải chăm lo vợ con. Con đầu đang học Đại học Bách khoa Hà Nội và 1 bé đang học lớp 10 cần rất nhiều tiền. Hai vợ chồng tôi ra tòa ly hôn và giờ mỗi người một nơi.
“Là chủ trong gia đình, nhưng đồng lương không đủ đưa cho vợ, tôi thấy rất cắn rứt và hổ thẹn với vợ cùng các con. Nếu ở trong hoàn cảnh của tôi thì mọi người chắc chắn sẽ hiểu, áp lực như thế nào.
Ngày tôi và vợ chia tay, tôi cũng quyết định xin thôi chức Trưởng công an xã Cẩm Trung và khăn gói vào Sài Gòn làm nghề lái xe container mưu sinh”, anh Thành chia sẻ.
Bà Lê Thị Hai chính là nhân vật trong clip gây xôn xao những ngày qua, khi cụ bà lom khom chống gậy 'bắn' tiếng Anh như gió (dù chỉ là "tiếng bồi") để bán vé số rất điệu nghệ cho anh Tây trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn...
Anh Thành cho biết công việc hiện tại cho anh mức lương trên dưới 15 triệu, đủ trang trải cuộc sống nên rất hài lòng và yêu nghề
Kể về những năm tháng làm Trưởng công an xã, anh Thành cho biết hơn 13 năm cống hiến sự nghiệp công chức, ngoài giữ trật tự an ninh địa phương và giúp đỡ mọi người, anh chưa làm được gì lớn lao cả. Ngay khi bỏ quê hương đi lập nghiệp, anh cũng không còn gì. Gia đình êm ấm khi xưa giờ chỉ còn trong quá khứ, nếu thời gian có quay lại anh sẽ cố gắng làm thêm việc gì khác để chăm lo tốt hơn cho vợ con.
Một Trưởng công an xã ở Hà Tĩnh vừa viết đơn xin nghỉ việc để vào Nam làm thuê, do công việc nhiều áp lực nhưng thu nhập quá thấp, dẫn tới gia đình lục đục, vợ đòi ly dị.
Hài lòng công việc hiện tại
Theo anh Thành, giai đoạn hiện tại công an xã phải làm việc rất nhiều, hàng ngày trực cơ quan chứng giấy cho người dân. Đêm đến anh em phải thay phiên nhau đi tuần tra địa bàn xã, phòng chống tội phạm giữ an ninh trật tự.
“Đời tài xế, tôi lấy xe làm nhà. Mức lương hiện tại gần 15 triệu đồng, dù cực khổ nhưng tôi thấy hài lòng. Thời gian qua tôi chăm lo cho các con chưa đầy đủ, nay tôi có công việc lương cũng khá nên tôi sẽ cố gắng bù đắp cho các con”, anh Thành chia sẻ
Có hôm giữa khuya đang ngủ, nhận tin có tai nạn giao thông hoặc bắt chó trộm, anh phải dậy đi tuần tra và giữ hiện trường điều tra vụ việc.
Ngoài ra, mỗi dịp lễ tết anh phải tuần tra liên tục để cấm việc đốt pháo và trực ở cơ quan xã. Trong khi đồng lương lại quá ít không đủ chi tiêu, sức lực anh bỏ ra nhiều nhưng nhận lại quá nhỏ, không đủ để giúp gia đình trang trải mọi thứ.
Kể về kỷ niệm trong nghề, anh Thành cho biết cách đây không lâu, một mình anh đã khống chế và bắt được hai đối tượng trộm chó thành công. Anh kể: vào một đêm cuối 2016, trên đường đi công việc giữa đêm khuya, anh thấy hai đối tượng mang theo bao tải và chạy xe có dấu hiệu nghi vấn nên liền bám theo.
Khi đến trước một nhà dân, hai đối tượng này áp sát một con chó và chích điện, lập tức anh quăng xe lao vào đạp ngã xe và quật hai đối tượng xuống lòng đường. Đồng thời, anh hô hoán người dân ở địa phương trợ giúp tóm gọn và đưa về công an xã lập biên bản xử lý.
Anh Thành bên cạnh chiếc container chở hàng của mình
UBND thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), vừa ra quyết định xử phạt hành chính hai vợ chồng ở địa phương này 3 triệu đồng vì hành vi treo rác lên tàu chở hàng "gửi đi Sài Gòn".
Những ngày sau đó, anh cũng liên tục nhận được tin nhắn từ số lạ gửi đến điện thoại dọa xử đẹp. Vợ anh đi làm và con đi học sẽ bị bọn chúng gây tai nạn. “Lúc đó tâm trạng tôi rất rối bời. Bản thân tôi không sợ nhưng lo lắng cho vợ con. Công việc luôn đầy ắp, tôi phải đi làm ngày đêm, đồng lương nhận về ít ỏi không đủ đưa cho vợ đi chợ. Đến khi ly hôn, tôi cũng quá mệt mỏi nên thôi ngành công an”, anh Trần Hữu Thành nghẹn ngào nói.
Cũng theo anh Thành, khi xưa đi bộ đội xong, anh học luôn giấy phép lái xe ô tô hạng FC và hiện chạy container cho một công ty, đi liên tục khắp các tỉnh thành trên cả nước để chở hàng.
“Đời tài xế, tôi lấy xe làm nhà. Mức lương hiện tại gần 15 triệu đồng, dù cực khổ nhưng tôi thấy hài lòng. Thời gian qua chăm lo cho các con chưa đầy đủ, nay có công việc lương cũng khá nên tôi sẽ cố gắng bù đắp cho các con”, anh Thành nói.
Nhiều cán bộ phụ trách đô thị tại 24 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM mới đây đã nộp đơn xin nghỉ việc vì tiền lương 2 triệu đồng/tháng, không được hưởng bảo hiểm xã hội, trong khi phải làm việc ngày đêm.
Bình luận (0)