Tự động phát
Đầu tuần này, Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc cho rằng quan chức chính phủ lạm dụng nhân quyền ở Tân Cương.
Theo sau Liên minh châu Âu, Mỹ, Anh và Canada đã áp đặt cấm vận các quan chức này. Bắc Kinh trả đũa bằng các lệnh cấm vận áp lên nhiều nghị sĩ, học giả châu Âu.
Truyền thông Trung Quốc hồi tuần này đã trực tiếp chỉ trích thương hiệu Thụy Điển H&M vì một tuyên bố được truyền thông đưa tin hồi năm ngoái.
|
Trong tuyên bố trên, công ty bán lẻ hàng thời trang lớn thứ 2 thế giới bày tỏ lo ngại sâu sắc về các cáo buộc cưỡng bức lao động ở Tân Cương và khẳng định H&M không lấy sản phẩm được sản xuất tại khu vực này. Hiện chưa rõ tại sao tuyên bố cũ này của H&M lại được chú ý trở lại.
Tuy nhiên, tuyên bố này làm bùng nổ sự phản đối trên mạng xã hội ở Trung Quốc, và kéo thêm nhiều nhãn hàng khác bị liên lụy.
Nike là một trong số đó. Trong một tuyên bố chưa rõ ngày cụ thể, Nike thể hiện lo ngại về nạn cưỡng bức lao động. Ngoài ra, Adidas, nhãn hiệu đồ thể thao của Đức cũng bị ảnh hưởng.
|
Nhiều người dùng mạng xã hội cho biết họ có thể sẽ mua sản phẩm của các thương hiệu địa phương thay vì Nike. Nhiều ý kiến nặng nề hơn kêu gọi Adidas rời khỏi Trung Quốc.
Giá cổ phiếu công ty Anta Sports Products của Trung Quốc tăng 6% sau khi công ty tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng bông cotton từ Tân Cương.
Trung Quốc sản xuất hơn 20% tổng sản lượng bông cotton toàn cầu. Và Tân Cương chiếm khoảng 87% sản lượng toàn Trung Quốc.
Hiện Nike và Adidas chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Trong khi đó, phản hồi lại làn sóng tẩy chay, H&M hôm 24.3 nhấn mạnh cam kết đầu tư dài hạn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đến sáng 25.3, các tìm kiếm về cửa hàng của H&M trên bản đồ của Baidu không cho ra bất cứ kết quả nào.
Bình luận (0)