Tự động phát
Trong ví dụ mới nhất, việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết cung cấp hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraine được cho là đã khiến chính Bộ Quốc phòng Đức bất ngờ. Bộ này cho biết Đức không có sẵn loại vũ khí này trong kho dự trữ, do đó Ukraine sẽ phải nhận trực tiếp từ nhà sản xuất Diehl.
Theo các nguồn tin của Business Insider, nếu cung cấp loại vũ khí trên cho Ukraine, nhà sản xuất Đức sẽ phải trì hoãn giao hàng cho Ai Cập, là quốc gia đã đặt hàng IRIS-T trước đó. Và kể cả như vậy thì phải đến cuối năm 2022, Ukraine mới có thể nhận được các hệ thống phòng không tiên tiến này.
Gói viện trợ cho Ukraine của Đức còn gồm thỏa thuận 3 bên với Hy Lạp. Theo đó, Đức sẽ giao xe chiến đấu bộ binh Marder cho Hy Lạp, còn Hy Lạp sẽ chuyển một số xe thiết giáp thời Liên Xô cũ cho Ukraine. Nhưng phía Hy Lạp được cho là đã rất bất ngờ trước thông báo của ông Scholz về kế hoạch này.
Hiện Hy Lạp đang sử dụng nhiều xe quân sự thời Liên Xô cũ, và việc thay thế chúng bằng phương tiện hiện đại hơn của Đức có thể bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là động thái gây leo thang căng thẳng. Athens cũng muốn được cung cấp toàn bộ 50 xe Marder trước khi chuyển giao các phương tiện của họ cho Kyiv.
Thủ tướng Đức nói sẽ gửi tên lửa phòng không "hiện đại nhất" cho Ukraine |
Các chuyến hàng từ Đức có thể tốn nhiều thời gian và kéo dài đến mùa đông năm nay. Kế hoạch viện trợ của Đức cũng được cho là đã khiến nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức mất đi hy vọng bán xe Marder trực tiếp cho Ukraine.
Ngoài ra, Đức cũng muốn cung cấp một số hệ thống MARS II – phiên bản châu Âu của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 của Mỹ. Tuy nhiên, Business Insider nhận định việc chuyển các hệ thống này đến Ukraine vào cuối tháng 6 là không thực tế.
Pháo phản lực phóng loạt Mỹ định gửi cho Ukraine có gì vượt trội? |
Cũng theo trang tin này, hiện nay, chưa đến một nửa trong tổng số 40 hệ thống của quân đội Đức hiện có đang trong tình trạng hoạt động. Kể cả khi Đức sẵn sàng chia cho Ukraine một số hệ thống thì vẫn cần thời gian nâng cấp phần mềm.
Hệ thống điều khiến hỏa lực của phiên bản MARS II châu Âu không tương thích với một số loại đạn mà các phiên bản bên ngoài châu Âu sử dụng. Trong khi đó, hiện Ukraine đang sở hữu đạn pháo phản lực do Anh và Mỹ cung cấp.
Theo Business Insider, hầu hết các loại vũ khí Đức hứa với Ukraine sẽ không thể sớm đến nơi, trừ pháo phòng không tự hành Gepard. 15 pháo này sẽ đến Ukraine vào giữa tháng 7 và 15 cái nữa sẽ đến vào cuối tháng 8.
Tuy nhiên, Đức chỉ cung cấp 59.000 viên đạn cho Ukraine. Mỗi hệ thống này có 2 súng với tốc độ bắn khoảng 1.100 viên đạn/phút và thường mang tổng cộng 680 viên đạn.
Giới chức Kyiv đã liên tục chỉ trích Đức và cá nhân Thủ tướng Scholtz vì không hỗ trợ quân sự đủ cho Ukraine chống lại Nga.
Ukraine nói vũ khí hạng nặng từ phương Tây đã ra tiền tuyến |
Bình luận (0)