• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 323, lính Ukraine nói bị 'bỏ rơi' ở Soledar, Đức muốn Mỹ cùng viện trợ xe tăng

13/01/2023 23:04 GMT+7

Thứ trưởng Quốc phòng Hanna Malyar hôm 13.1 cho biết các lực lượng Ukraine vẫn cầm cự được sau một đêm giao tranh khốc liệt tại thị trấn Soledar ở vùng Donetsk thuộc miền đông nước này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu đêm 12.1 đã cảm ơn các đơn vị Ukraine đang tiếp tục chiến đấu ở Soledar. Tuy nhiên, một đơn vị trong số đó, lữ đoàn đổ bộ đường không số 46, hôm 12.1 cho biết tình hình tại thị trấn này là “nguy cấp”.

Phía Nga nói đã kiểm soát được thị trấn nhưng xác nhận vẫn còn một nhóm binh sĩ Ukraine còn tiếp tục chiến đấu.

Thị trấn Soledar không có tầm quan trọng lớn về mặt quân sự. Tuy nhiên, sau khi kiểm soát được nơi đây, các lực lượng Nga có thể chuyển trọng tâm tấn công vào thị trấn Bakhmut gần đó.

Tổng thống Zelensky cho biết ông đã gặp các chỉ huy cấp cao của Ukraine để phân tích nhu cầu tăng viện ở Soledar cũng như các thị trấn lân cận ở khu công nghiệp Donbass và các bước tiếp theo trong những ngày tới.

Trong khi giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt ở miền đông thì Ukraine vẫn phải e dè cảnh giác ở hướng đông bắc, giáp với nước láng giềng Belarus.

Trong thời gian qua đồng minh thân cận của Nga là Belarus vẫn giữ lập trường không trực tiếp đưa quân vào cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Aleksey Polishchuk, Vụ trưởng Vụ Cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Bộ Ngoại giao Nga, hôm 12.1 nói với thông tấn xã TASS rằng Belarus có thể tham gia cuộc xung đột nếu bị Ukraine tấn công.

Ông Polishchuk nói: “Từ góc độ pháp lý, việc Kyiv sử dụng quân đội hoặc các lực lượng vũ trang Ukraine xâm phạm lãnh thổ Belarus hoặc Nga là đủ cơ sở cho một phản ứng tập thể”.

Dù không trực tiếp tham chiến, Belarus hồi tháng 10 đã cùng Nga thành lập lực lượng quân sự hiệp đồng để đối phó “gia tăng căng thẳng ở biên giới phía tây”. Lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung gần biên giới với Ukraine.

Việc điều động quân giữa Nga và Belarus khiến Ukraine không thể ngồi yên. Tổng thống Zelensky hôm 11.1 nói rằng Ukraine phải “sẵn sàng” ở biên giới với Belarus, cho dù cho đến nay chỉ mới có “những lời đao to búa lớn” đến từ Minsk.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 12.1, Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Pháp Sebastien Lecornu cho biết Pháp hi vọng sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu hạng nhẹ AMX 10-RC cho Ukraine trong thời gian 2 tháng. Tuyên bố có nội dung tóm tắt cuộc điện đàm giữa ông và người đồng cấp Ukraine Oleksii Reznikov vào ngày 12.1, trong đó Pháp cũng nhắc lại sự ủng hộ chung của mình đối với Ukraine.

Kính mời quý vị đón theo dõi bản tin tổng hợp tình hình giao tranh Nga-Ukraine ngày 13.1.2023 của Báo Thanh Niên.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.