8 lời khuyên của chuyên gia về bữa ăn lành mạnh

Thiên Lan
Thiên Lan
15/04/2020 09:21 GMT+7

Xây dựng bữa ăn lành mạnh cần đảm bảo bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm trong suốt cả ngày.

Đây là lời khuyên của hai chuyên gia dinh dưỡng, Jeb Stuart Johnston - huấn luyện viên trưởng sức mạnh tại Brooklyn Strong, New York (Mỹ) và Samantha Cassetty - Giám đốc dinh dưỡng của Good Housekeep, New York (Mỹ) về cách kiểm soát việc ăn uống để đảm bảo sức khỏe, theo Insider.

Nên mua gì?

Chuyên gia Cassetty đề nghị tập trung vào 6 loại thực phẩm: trái cây, rau, sữa, đạm, ngũ cốc và chất béo. Ngoài ra, hạn chế thêm đường, chất béo bão hòa và muối.
Chuyên gia cho biết, đồ tươi, đông lạnh hoặc sấy khô đều tốt. Nghiên cứu còn cho thấy một số rau quả đông lạnh còn có hàm lượng vitamin và dinh dưỡng cao hơn. Có thể tiêu thụ rau quả tươi sống trước, rau quả đông lạnh sau.
Sau đây, chuyên gia Cassetty chia sẻ những thực phẩm tốt nhất bạn có thể mua trong mỗi loại, theo Insider.

1. Một nửa khẩu phần ăn là rau và trái cây

Rau và trái cây có đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tốt. Chọn các loại rau và trái cây màu đỏ, cam và xanh đậm.
Trái cây có thể chọn táo, lê, quả mọng như dâu tây, phúc bồn tử, việt quất (đông lạnh), xoài (sấy khô), cam. Cassetty cho biết vitamin C trong nước cam có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cần hơn bao giờ hết trong thời điểm đặc biệt này.
Rau củ gồm cà chua, khoai lang và bông cải xanh, ớt chuông, bí đỏ, củ dền và cà rốt, thêm cải thảo, rau mầm, đậu, xà lách.

2. Thêm protein nạc

Chọn thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, thịt heo nạc, thịt gà, và trứng, cá ngừ và cá mòi đóng hộp, tôm khô hoặc tôm đông lạnh.
Nếu được thì ăn cá hoặc hải sản 2 lần một tuần, theo Insider.

3. Đừng quên sữa

Nên chọn sữa không đường, phô mai cứng, phô mai cắt nhỏ, sữa chua.
Hoàn thành bữa ăn với một ly sữa không béo hoặc ít béo.
Nếu không uống được sữa, có thể dùng sữa đậu nành hoặc sữa chua ít béo.

4. Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt

Đặt mục tiêu ít nhất một nửa ngũ cốc là nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, như chất xơ, hơn ngũ cốc tinh chế.
Bột yến mạch, hạt quinoa, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh quy hạt.

5. Tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo

Các loại hạt như đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia, hạt bí và mè đen, bơ trái và dầu ăn.
Ưu tiên món luộc hoặc hấp, hạn chế món chiên để giảm bớt lượng chất béo.

6. Hãy sáng tạo trong nhà bếp

Hãy thử biến món ăn trở nên lành mạnh hơn, với ít thịt hơn, nhiều rau hơn.

7. Thử làm món mới

Tạo sự thú vị bằng cách làm những món mới mà bạn chưa từng thử trước đây. Bạn có thể tìm trên google hoặc hỏi bạn bè.

8. Ăn vặt một cách lành mạnh

Thưởng thức món tráng miệng bằng trái cây hoặc sữa chua.
Sự kết hợp đúng đắn của thực phẩm trong bữa ăn và đồ ăn vặt có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn, theo Insider.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.