“Mỗi năm, khoảng 805.000 người ở Mỹ bị nhồi máu cơ tim. Trong số này, 605.000 trường hợp là cơn đau tim đầu tiên. 200.000 trường hợp xảy ra với những người đã bị đau tim. Khoảng 1/5 cơn đau tim thầm lặng - tổn thương xảy ra, nhưng người đó không biết gì".
Mặc dù những số liệu thống kê này không khiến bạn yên tâm, nhưng tin tốt là có nhiều cách để giúp tránh một cơn đau tim chết người.
Tiến sĩ Bayo Curry-Winchell, Giám đốc Y tế và Bác sĩ Chăm sóc Khẩn cấp ở Carbon Health và Saint Mary's Hospital, chia sẻ về những cách đơn giản để tránh cơn đau tim “chết người”, theo Eat This, Not That!
Shutterstock |
Khám tim |
1. Tại sao các cơn đau tim lại phổ biến?
Tiến sĩ Curry-Winchell nói: "Đây là một câu hỏi được đặt ra bởi vì có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra các cơn đau tim, bao gồm nhưng không giới hạn ở lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình của bạn.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm huyết áp cao, cholesterol trong máu cao và hút thuốc.
Tin tốt để tránh điều này là bạn luôn có thể thực hiện các bước để giảm rủi ro bằng cách thay đổi các yếu tố bạn kiểm soát".
2. Ai có nguy cơ bị đau tim và tại sao?
"Mọi lứa tuổi đều có thể bị đau tim. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu (tăng cholesterol), tăng huyết áp, hút thuốc lá, uống rượu (mức tiêu thụ vừa phải) và được coi là thừa cân - bạn đang có nguy cơ cao bị sự cố về tim", tiến sĩ Curry-Winchell nhấn mạnh, theo Eat This, Not That!
3. Biết rủi ro của bạn
Tiến sĩ Curry-Winchell nhắc nhở: “Kiểm tra sức khỏe hằng năm là rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bạn.
Khám sức khỏe cho phép nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn có cơ hội lắng nghe trái tim của bạn (có khả năng xác định những âm thanh bất thường như tiếng thổi hoặc nhịp điệu bất thường), thảo luận về nguy cơ sức khỏe cá nhân và gia đình của bạn đối với cơn đau tim".
4. Luôn hoạt động
Chế độ tập thể dục (thậm chí đi bộ ngắn mỗi ngày) sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh |
shutterstock |
"Như cha tôi luôn nói, hãy tiếp tục vận động! Vận động là chìa khóa! Chế độ tập thể dục (thậm chí đi bộ ngắn mỗi ngày) sẽ giúp trái tim của bạn khỏe mạnh", tiến sĩ Curry-Winchell nói.
5. Ăn màu sắc của cầu vồng
“Một chế độ ăn gồm các loại thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây và rau quả (có màu cầu vồng là tốt nhất), giàu chất xơ, protein sạch và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp ích cho việc duy trì sức khỏe tim mạch của bạn”, tiến sĩ Curry-Winchell cho biết.
6. Đừng bỏ qua một triệu chứng mới
Kiểm tra huyết áp, nhịp tim |
shutterstock |
Tiến sĩ Curry-Winchell chia sẻ: "Hãy lưu ý nếu bạn đang cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực, cổ, hàm, lưng hoặc có bất kỳ khó thở nào (thở gấp), buồn nôn, nôn mửa hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới nào như mệt mỏi hoặc choáng váng.
Bạn là người hiểu rõ nhất về cơ thể mình, nếu bạn nghĩ có điều gì đó không ổn - hãy đi kiểm tra!", theo Eat This, Not That!
Bình luận (0)