Bác sĩ tiết lộ những thói quen giúp bạn ngăn ngừa cơn đau tim

Thiên Lan
Thiên Lan
17/02/2021 10:08 GMT+7

Bệnh tim là kẻ giết người hàng đầu của cả nam giới và phụ nữ trên thế giới , và cứ 4 ca tử vong thì có 1 ca do đau tim.

Có cách nào để ngăn chặn cơn đau tim chết người?

Sau đây, các bác sĩ hàng đầu của Mỹ sẽ chia sẻ những thói quen họ vẫn làm để ngăn ngừa căn bệnh quái ác này, theo Eat This Not That.

1. Tiêm phòng cúm

Người lớn trên 65 tuổi có nhiều khả năng bị các biến chứng cúm gây tử vong, kể các cơn đau tim. Đó là lý do tại sao các bác sĩ tim mạch, tiến sĩ Allen J. Taylor, Chủ tịch Khoa Tim mạch tại Viện Tim mạch và Mạch máu MedStar (Mỹ), tiêm phòng cúm hằng năm. Lưu ý: nguy cơ bị đau tim tăng gấp 10 lần trong những ngày bị nhiễm cúm cấp tính và vài tuần sau đó.

2. Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề về tim, từ đó tránh bị nhồi máu cơ tim trong vòng 10 đến 20 năm tới.

3. Tập thể dục hằng ngày

Bác sĩ tim mạch người Mỹ, tiến sĩ Dharmarajan, cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chỉ cần tập tạ một chút cũng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Đặc biệt, tập các bài tập thể dục tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim như đạp xe, đi bộ, bơi lội và khiêu vũ cũng rất tốt cho tim.

4. Ăn hạn chế muối

Natri là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra huyết áp cao - gây bệnh tim và các cơn đau tim.

5. Tránh xa thực phẩm chế biến

Hai nghiên cứu lớn gần đây, được thực hiện ở Pháp, đã chỉ ra rằng cứ tăng tiêu thụ 10% lượng thực phẩm chế biến kỹ sẽ tăng 12% nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm, theo Eat This Not That.

6. Ăn chất béo tốt cho tim mạch

Các loại hạt, quả bơ và cá béo chứa đầy a xít béo omega-3 - giúp giảm viêm, từ đó ngăn ngừa bệnh tim.
Bác sĩ tiết lộ, làm đủ 24 điều này, bạn sẽ thoát khỏi cơn đau tim chết người1

Tiêm phòng cúm có thể ngăn ngừa cơn đau tim

ẢNH: SHUTTERSTOCK

7. Hạn chế thịt, ăn rất ít thịt đỏ

8. Ăn nhiều rau

9. Tránh đường

Nghiên cứu kéo dài 15 năm được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine, cho thấy ăn nhiều đường hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim chết người cao gấp đôi so với ăn ít đường.

10. Hạn chế căng thẳng bất cứ khi nào có thể

Căng thẳng có thể làm tăng adrenaline, đồng thời làm tăng nhịp tim và huyết áp. Huyết áp cao tạo phản ứng viêm trong cơ thể, do đó có thể gây ra các vấn đề về tim, kể cả đau tim.

11. Uống cà phê

Các nhà nghiên cứu Đức phát hiện ra rằng uống 4 tách cà phê có thể giúp các tế bào lót bên trong mạch máu - hoạt động tốt hơn, do đó có thể giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

12. Bắt đầu ngày mới với đạm

Tiến sĩ Evelina Grayver, Giám đốc Đơn vị Chăm sóc mạch vành tại Bệnh viện Tim Sandra Atlas Bass (Mỹ), cho biết ăn đạm vào sáng sớm giúp no cho đến bữa trưa để tránh ăn vặt không lành mạnh và ổn định lượng đường trong máu.

13. Theo chế độ ăn Địa Trung Hải

Tiến sĩ Gary Gabelman, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian Lawrence (Mỹ)), nói rằng chế độ ăn Địa Trung Hải với cá, rau, không ăn thịt và phần lớn tuân theo với thực phẩm nguyên hạt và tự nhiên, dầu ô liu và rượu vang.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm cholesterol “xấu”

14. Không hút thuốc

15. Lắng nghe cơ thể

Cơ thể chúng ta khá giỏi trong việc thông báo cho chúng ta biết khi có điều gì đó không ổn. Tiến sĩ Dharmarajan chú ý đến những gì cơ thể đang nói. Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim.
Mặc dù điều đó có vẻ hiển nhiên, nhưng có những dấu hiệu cảnh báo khác ít được chú ý cho thấy tim đang gặp nguy hiểm, như khó thở, đau hoặc khó chịu ở cánh tay hoặc vai, và đau ở cổ, hàm và lưng. Biết những triệu chứng này và sẵn sàng gọi cấp cứu nếu nghi ngờ một người có thể bị đau tim.

16. Đi khám ngay nếu có gì thay đổi

Đôi khi bệnh tim và các yếu tố nguy cơ của nó được chẩn đoán quá muộn. Do đó, nếu có điều gì khác thường, cần đi khám ngay để phát hiện sớm.

17. Viết nhật ký ăn uống

Nếu viết ra những gì mình đã ăn, bạn sẽ dễ hiểu được lý do tại sao bạn khó giảm cân hoặc bị tăng lượng đường trong máu, tăng cholesterol hay cao huyết áp, theo Eat This Not That.

18. Tập yoga

19. Cười nhiều hơn

Khi bị căng thẳng, cơ thể tăng adrenaline và có khả năng tim làm việc quá sức. Hãy giải tỏa căng thẳng bằng cách cười nhiều hơn, kết nối với bạn bè hoặc gia đình, sáng tạo, viết ra cảm xúc của mình, ngủ, tập yoga.

20. Làm việc tình nguyện

Trong một cuộc khảo sát của Medscape, khoảng 70% bác sĩ tim mạch cho biết đã tham gia làm tình nguyện... Công việc tình nguyện giúp hạnh phúc hơn, dẫn đến trái tim mạnh khỏe hơn.

21. Ngủ đủ giấc

Ngủ 5 giờ trở xuống mỗi đêm có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao gấp đôi trong hai thập kỷ sau, so với ngủ từ 7 - 8 giờ.

22. Đánh răng 2 lần một ngày

Hiệp hội Tim mạch Mỹ báo cáo năm 2020, đánh răng 2 lần 1 ngày trong ít nhất 2 phút có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

23. Không để táo bón

Táo bón phải rặn có thể gây nguy hiểm cho hệ tim mạch do làm tăng huyết áp
Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và đi khám để điều trị.

24. Bắt đầu áp dụng từ khi còn trẻ

Nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe từ khi còn trẻ hoặc tuổi trung niên, thì khi lớn tuổi, sẽ khó tránh được bệnh tim mạch, theo Eat This Not That.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.