Bản tin
Bộ Y tế ngày 12.9 cho biết tính từ 17h ngày 11.9 đến 17h ngày 12.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới; ngoài ra tỉnh Tiền Giang đăng ký bổ sung 548 ca mới nâng tổng số ca nhiễm được công bố trong ngày lên 12.026 ca. Trong ngày có 11.116 được công bố khỏi bệnh.
Cũng trong ngày 12.9, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 261 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành phố; nâng tổng số ca tử vong lên 15.279 ca.
TP.HCM ghi nhận tỉ lệ dương tính giảm trong đợt 3 lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 diện rộng
|
Thông tin về 12.026 ca nhiễm mới được công bố ngày 12.9 như sau:
- 9 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- 11.469 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 6.650 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (6.158), Bình Dương (3.188), Đồng Nai (974), Long An (285), Kiên Giang (117), Tây Ninh (93), Tiền Giang (80), Cần Thơ (68), An Giang (62),
Quảng Bình (61), Đồng Tháp (49), Khánh Hòa (46), Bà Rịa - Vũng Tàu (46), Bình Phước (33), Quảng Ngãi (30), Cà Mau (22), Hà Nội (20), Đắk Nông (17), Bình Thuận (16), Bình Định (16), Phú Yên (14), Quảng Nam (12), Đắk Lắk (12), Thanh Hóa (12), Đà Nẵng (12), Bạc Liêu (8 ), Trà Vinh (7), Bến Tre (3), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2),
Ninh Thuận (2), Vĩnh Long (1), Hưng Yên (1).
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang đăng ký bổ sung 548 ca nhiễm được lấy mẫu từ các ngày trước.
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 458 ca. Tại TP.HCM tăng 529 ca, Bình Dương giảm 783 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, Long An giảm 52 ca, Kiên Giang giảm 48 ca.
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.633 ca/ngày.
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 613.375 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.235 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 608.997 ca, trong đó có 371.804 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước:
Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái,
Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.
+ Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình.
+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền Giang (12.205).
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 374.578
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.057 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.835
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.123
- Thở máy không xâm lấn: 140
- Thở máy xâm lấn: 929
Ngày 12.9: Thông báo 261 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành
|
Trong ngày 12.9, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 261 ca tử vong tại 11 tỉnh, thành phố. Gồm: TP.HCM (200), Bình Dương (39), Long An (5), Đồng Nai (6),
Bình Thuận (3), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (2), Trà Vinh (1), Khánh Hòa (1), Cần Thơ (1),
Đà Nẵng (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 281 ca.
- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.279 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn so với tỷ lệ 2,1% trên
thế giới.
- Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 355.871 xét nghiệm cho 982.718 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 14.967.670 mẫu cho 43.448.641 lượt người.
- Trong ngày 11.9 có 1.016.059 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 28.213.392 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.157.067 liều, tiêm mũi 2 là 5.056.325 liều.
Bên lề buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ vừa kết thúc trưa nay 12.9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã có trao đổi ngắn với báo chí về
công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế tại thành phố sau ngày 15.9.
Theo
Nghị quyết 86 và chỉ đạo của Thủ tướng đã giao TP.HCM cùng một số tỉnh thành phía nam, trong đó TP.HCM phấn đấu đến trước 15.9 kiểm soát được dịch bệnh. Đến giờ này, TP.HCM đã tập trung thực hiện đúng tinh thần giãn cách triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt và có hiệu quả. Tuy nhiên, đối chiếu với những chỉ tiêu mà Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình diễn biến của thành phố thì còn nhiều quận, huyện chưa đạt.
Hiện mới có Q.7, H.Cần Giờ và H.Củ Chi và một số địa phương đã thẩm định và tiệm cận với tiêu chí, thành phố vẫn đang phấn đấu trong những ngày còn lại. TP.HCM chưa dám tuyên bố đã
kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 vì còn nhiều yếu tố chưa có căn cơ, chưa ổn định. Do đó, TP.HCM cần tiếp tục làm thêm một thời gian nữa để những chỉ tiêu được kéo giảm ổn định, khi đó thành phố mới “tự tin bước vào giai đoạn mới”.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết hiện thành phố đang chuẩn bị 10 chiến lược cho thời kỳ bình thường mới để thực hiện mục tiêu kép, có thể kể đến các yếu tố trọng tâm như: y tế, an sinh xã hội, khoa học
công nghệ,
an ninh quốc phòng, dân vận, huy động nguồn lực…
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên lý giải việc cần thêm thời gian để kiểm soát dịch
|
Lý giải thời gian 2 tuần mà thành phố dự kiến xin thêm, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, nói sự chờ đợi thêm 2 tuần cực quan trọng theo quy luật. Hiện số F0 đang quản lý ở bệnh viện và chăm sóc tại nhà trên dưới 100.000 người. Số lượng F0 sẽ giảm sau 2 tuần, thành phố có biện pháp ngăn chặn lây lan thì số ca nhiễm sẽ xuống mức thấp. Bên cạnh đó, 2 tuần là thời gian mà vắc xin phát huy hiệu lực cao nhất.
Trong thời gian này, thành phố triển khai các biện pháp khác nhằm củng cố, tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị thì công tác phòng, chống dịch sẽ có kết quả khả quan hơn bây giờ.
Bí thư Nguyễn Văn Nên lý giải việc TP.HCM cần thêm 2 tuần để kiểm soát dịch Covid-19
|
Theo đó, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, đối với vùng đỏ, vùng cam, tỷ lệ dương tính trên tổng số test là 3,6% trong đợt 1, đợt 2 là 2,7% và đợt 3 đến nay là 1,3%.
Đối với vùng xanh, tỷ lệ
dương tính Covid-19 là 0,78 %, vùng cận xanh là 1,27%, vùng vàng là 1,41 %.
“Con số tỷ lệ dương tính trên cho thấy việc phân vùng của TP là khá chính xác và qua mỗi đợt lấy mẫu xét nghiệm, tỷ lệ F0 đều giảm rõ rệt”, ông Tâm nhìn nhận.
Qua mỗi đợt xét nghiệm diện rộng, tỷ lệ nhiễm Covid-19 tại các vùng được phân loại có giảm
|
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm cũng thông tin, hiện TP.HCM đang có khoảng 2.475
F1 cách ly tập trung.
Theo ông Tâm, đây là những F1 tiếp xúc gần F0; F1 là chuyên gia nhập cảnh; tổ bay chở chuyên gia hoặc có liên quan F0 phải cách ly.
Vì sao F1 phải cách ly tập trung, trong khi
F0 cách ly tại nhà? Ông Tâm lý giải, theo quy định của Bộ Y tế, khi F1 không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì buộc phải cách ly tập trung. Và 2.475 F1 trên là các trường hợp buộc phải cách ly tập trung theo quy định của Bộ Y tế.
Bàn giao 200.000 liều vắc xin Covid-19 từ chuyến công tác châu Âu của Chủ tịch Quốc hội
Chiều 12.9, chuyên cơ chở đoàn công tác cấp cao của Quốc hội Việt Nam, do
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu, từ Phần Lan về đến Nội Bài, kết thúc chuyến công tác tại châu Âu (từ ngày 5 - 11.9). Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bỉ và Slovakia đã hỗ trợ Việt Nam 200.000 liều vắc xin và cam kết hỗ trợ, nhượng lại nhiều triệu liều vắc xin.
Lễ bàn giao vắc xin và thiết bị y tế phòng dịch Covid-19 được thực hiện ngay tại sân bay
|
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã hỗ trợ các trang thiết bị và vật tư y tế, nhất là các bộ kit
xét nghiệm Covid-19, tổng trị giá đạt trên 1.028 tỉ đồng. Một số hợp đồng liên quan đến sản xuất kit xét nghiệm,
nghiên cứu và sản xuất vắc xin đã được ký kết. Ngay sau khi chuyên cơ đáp xuống sân bay Nội Bài, Văn phòng Quốc hội đã chủ trì, phối hợp với
Bộ Y tế, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức lễ bàn giao vắc xin, thiết bị, vật tư y tế và kinh phí được ủng hộ trong chuyến công tác châu Âu của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.
Theo Bộ Công an, ứng dụng VNEID do Bộ Công an xây dựng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ứng dụng ngay trên toàn quốc, không phát sinh chi phí đào tạo, chuyển giao và người vận hành.
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an cho biết, để phục vụ công dân rút ngắn thời gian
khai báo y tế trong quá trình tham gia giao thông, Bộ Công an đã xây dựng ứng dụng
khai báo y tế điện tử VNEID.
Theo C06, ứng dụng VNEID có khả năng kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tính chính xác của thông tin công dân, phục vụ
công tác truy vết F0, F1, F2 phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, có khả năng mở rộng triển khai ở các địa điểm khác khi có yêu cầu như: siêu thị, trung tâm thương mại, hiệu thuốc...
Hiện tại, ứng dụng đã có thể cài đặt và sử dụng miễn phí trên hai hệ điều hành của điện thoại thông minh là Android (tải từ CH play) và iOS (tải từ app store).
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, đã có 16.921 tài khoản cán bộ sử dụng tại 6.616 chốt kiểm soát, có 5.263.863/5.310.217 (tỷ lệ 99,1 %) tờ khai qua chốt, có 26.549
shipper hoạt động tại TP.HCM đã sử dụng ứng dụng VNEID.
Ứng dụng VNEID dùng để khai báo y tế và di chuyển nội địa ra sao trong dịch Covid-19?
|
Từ nay khi có nhu cầu điều chỉnh thông tin, người dân có thể gửi trực tiếp yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trên
Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 qua các bước sau:
Bước 1: Truy cập đường dẫn
https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, tỉnh/thành phố… và lựa chọn loại phản ánh phù hợp.
Bước 3: Điền thông tin mũi tiêm và tải hình ảnh/file “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19”.
Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”.
Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.
Theo HCDC, Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 do Bộ Y tế và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; công khai thông tin về số lượng vắc xin, phân bổ vắc xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.
HCDC đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và điều chỉnh thông tin tiêm chủng người dân đã cung cấp qua kênh tiếp nhận của HCDC, khi thông tin đảm bảo tính chính xác và có “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19” đúng quy định.
Làm gì khi đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng không có thông tin trên Cổng thông tin tiêm chủng?
|
Hôm nay, 12.9, sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đã đón thành công 2 chuyến bay đưa 345 công dân từ Mỹ về Việt Nam. Hành khách trên chuyến bay đều đủ điều kiện nhập cảnh và được cách ly theo chương trình thí điểm
“Hộ chiếu vắc xin” của Bộ Y tế.
345 hành khách có "hộ chiếu vắc xin" đáp chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam qua sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh)
|
Cụ thể, chuyến bay mang số hiệu VN5413 hạ cánh lúc 11 giờ 10 với 161 khách và chuyến bay VN5415 hạ cánh lúc 12 giờ 20 với 184 khách. Các hành khách trước khi lên máy bay phải đảm bảo có sức khỏe tốt, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, có
xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ đảm bảo an toàn suốt hành trình.
Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, hành khách được di chuyển về khách sạn Vinpearl Resort &
Spa Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) để thực hiện
cách ly y tế tập trung.
Hành khách làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam và cách ly tại TP.Hạ Long
|
Dù hành khách trên các chuyến bay này là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm thấp, nhưng sân bay Vân Đồn vẫn thực hiện phục vụ theo quy trình chặt chẽ giống như các chuyến bay đón người về từ vùng dịch, đảm bảo thông thoáng, giãn cách, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo giữa hành khách cũng như cho nhân viên.
Để đảm bảo sức khỏe cho hành khách, sân bay Vân Đồn đã chủ động chia hành khách thành các nhóm phục vụ: người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai, trẻ em (dưới 12 tuổi) cùng người đi kèm và nhóm hành khách còn lại.
Với quy trình phục vụ nghiêm ngặt và trang thiết bị hiện đại, sân bay quốc tế Vân Đồn hoàn toàn đủ điều kiện và sẵn sàng đón các chuyến bay nối tiếp từ khắp mọi nơi trên thế giới với số lượng chuyến bay tăng nếu chương trình
cách ly y tế 7 ngày chứng minh được hiệu quả và “Hộ chiếu vắc xin” được triển khai tại Việt Nam.
Hành lý được phun khử khuẩn
|
Theo ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay quốc tế Vân Đồn, đơn vị này đang hoàn tất các thủ tục để được cấp chứng nhận y tế Sân bay đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ,
phòng chống dịch bệnh Covid-19 (AHA) của Hiệp hội Sân bay quốc tế (ACI). Đây là chương trình được thiết lập để giúp các sân bay trên thế giới khẳng định với hành khách, nhân viên, cơ quan quản lý, Chính phủ rằng sân bay luôn đặt ưu tiên về sức khỏe và sự an toàn của hành khách lên hàng đầu.
Việc được cấp chứng nhận AHA sẽ đánh dấu một bước quan trọng củng cố niềm tin rằng sân bay Vân Đồn là điểm đến an toàn, đạt đủ tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ, phòng chống dịch bệnh; qua đó, sẵn sàng đón khách
du lịch có "hộ chiếu vaccine".
Khánh Hòa cho phép đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin
Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết đã có văn bản đồng ý đề xuất đón khách du lịch quốc tế có
hộ chiếu vắc xin và du khách nội địa đến Khánh Hòa trong tình hình mới.
Đối với du lịch quốc tế, đồng ý chủ trương đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin đến Khánh Hòa; giao UBND tỉnh chỉ đạo sớm hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Riêng du lịch trong nước, đồng ý chủ trương đón khách du lịch trong nước đến Khánh Hòa bằng các chuyến bay riêng và giao UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền các điều kiện áp dụng đối với đơn vị
kinh doanh du lịch, khách du lịch,
đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Tỉnh Khánh Hòa cũng cho phép các hoạt động du lịch nội tỉnh đối với khách du lịch có giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 hoặc
đã tiêm 1 mũi vắc xin nhưng có giấy chứng nhận kết quả âm tính với Covid-19 còn hiệu lực.
Trước đó, Sở Du lịch Khánh Hòa cũng đã có tờ trình xin ý kiến UBND tỉnh Khánh Hòa về chủ trương đón khách quốc tế có hộ chiếu vắc xin, và được đồng ý.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó giám đốc phụ trách Sở Du lịch Khánh Hòa, cho biết hiện sở đã hoàn thiện dự thảo kế hoạch đón khách trở lại trong tình hình mới trình UBND tỉnh xem xét. “Trong tuần tới lãnh đạo tỉnh sẽ họp xem xét dự thảo này để sớm trình các cấp cao hơn quyết định, phê chuẩn”, bà Thanh thông tin.
Suốt 2 tháng qua đội “shipper áo xanh” thuộc Đoàn phường Cái Khế (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã miệt mài
đi chợ hộ giúp dân và hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao, chuyên nghiệp.
Nhận đơn hàng, đi chợ, chia phần, chạy xe đi giao tận nhà người dân chẳng khác gì một shipper chuyên nghiệp. Đó là việc làm hàng ngày suốt gần 2 tháng qua của đoàn viên thanh niên Đoàn phường Cái Khế.
Ban đầu, đội “shipper áo xanh” chỉ thực hiện đi chợ giúp dân 2 ngày trong tuần. Nhưng do nhiều bất cập như làm không xuể, đơn hàng dồn nhiều lên đến hơn 100 đơn/ngày, không đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm.
Đến khi các khu phong tỏa đã giảm bớt, nhu cầu mua thực phẩm tạm ổn nên đã chuyển sang nhận đơn mỗi ngày. Số lượng thành viên tham gia cũng giảm còn 20 người, chia làm 2 đội luân phiên đi chợ hàng ngày.
Người Cần Thơ yên tâm ngồi nhà, vì đã có đội tình nguyện đi chợ, giao hàng miễn phí
|
Bình luận (0)