CĐV Uzbekistan bị phạt hơn 1,2 tỉ và bài học cho việc quá khích trên khán đài

15/06/2022 21:52 GMT+7

Sau sự cố xảy ra trên SVĐ Pakhtakor , CĐV nước chủ nhà Uzbekistan đã bị liên đoàn bóng đá châu Á ( AFC ) phạt nặng. Đây là một bài học cho hành vi cổ vũ quá khích trên sân.

Nhiều cổ động viên gây náo loạn, ném vật thể lạ xuống sân gây nguy hiểm cho các cầu thủ và khiến trận đấu bị gián đoạn hơn 10 phút.

Hai nhà nhà báo không may đã bị thương và phải rời sân bằng cáng trong lúc đang tác nghiệp trên sân.

Đó là những hình ảnh diễn ra ở phút thi đấu thứ 10 trong trận giữa U.23 UzbekistanU.23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết của giải đấu U.23 châu Á diễn ra vào tối ngày 11.6. Sau khi bắt được bóng, thủ thành của U.23 Uzbekistan chạy lên nhưng thay vì ném bóng cho đồng đội thì cầu thủ này lại có động tác thúc cùi chỏ vào cầu thủ Hassan Read bên phía U.23 Iraq. Dĩ nhiên, dù hành động này của người gác đền bên phía U.23 Uzbekistan không bị trọng tài Mohammed Al-Hoish phát hiện nhưng ngay khi nhận được những sự tham khảo từ tổ VAR, Abduvohid Nematov đã bị đuổi khỏi sân và U.23 Iraq được hưởng một quả đá 11m.

Từ chấm 11m, tiền đạo Wakaa Ramadhan giúp U.23 Iraq vươn lên dẫn 1-0, sau bàn thắng ấy anh cùng các đồng đội chạy đến góc sân ăn mừng và phải hứng chịu vô số những vật thể lạ từ CĐV của đội chủ nhà. Số vật thể nhiều đến mức các cầu thủ phải ngay lập tức rời khỏi khu vực đó và trở về sân nhà của mình. Đây quả thật là những hình ảnh vô cùng xấu xí mà cổ động viên của nước chủ nhà gây ra.

Sau cuộc họp tối 14.6, AFC đã chính thức đưa ra mức xử phạt. Theo đó, Hiệp hội bóng đá Uzbekistan (UFA) bị phạt 50.000 đô la Mỹ, tức khoảng 1,2 tỉ đồng và các đội tuyển thuộc UFA phải chơi một trận trên sân không khán giả. Lệnh trừng phạt này áp dụng ngay vào trận bán kết U.23 châu Á 2022 giữa U.23 Uzbekistan và U.23 Nhật Bản ngày 15.6. Ngoài ra, AFC cảnh cáo UFA nếu để tái phạm tình trạng như trận tứ kết với U.23 Iraq thì Liên đoàn bóng đá nước này sẽ nhận một án phạt nghiêm khắc hơn.

Thực tế, việc các CĐV có những hành động quá khích trên sân, tạo ra những hình ảnh xấu cũng xảy ra ở nhiều nơi. Nhìn sang châu Âu, việc tiền đạo Elanga của Manchester United bị một vật thể lạ do cổ động viên của Leeds ngồi trên khán đài ném trúng đầu ở vòng 26 giải Ngoại hạng Anh hay Lyon phải chơi các trận sân nhà tại Ligue 1 mà không có khán giả khi để các cổ động viên gây rối là những minh chứng sống động nhất.

Ở Việt Nam, gần đây nhất là sự việc xảy ra trong trận đấu giữa CLB Hải PhòngCLB Hà Nội tại cúp Tứ Hùng 2022 trên sân Lạch Tray. Việc đốt pháo sáng trên khán đài của các cổ động viên tại đây là chủ đề được quan tâm trên khắp mạng xã hội. Dù ý định của các CĐV là tốt khi muốn tạo ra bầu không khí sôi động nhưng pháo sáng dùng trong cứu hộ trên biển không được phép đốt trên khán đài bóng đá. Trận đấu diễn ra vô cùng khó khăn và phải tạm dừng nhiều lần do khói mịt mù ở khắp sân. Khán giả xem truyền hình cũng lắc đầu ngao ngán vì chẳng nhìn thấy những gì trên sân.

Suy cho cùng, bóng đá là môn thể thao để mang lại niềm vui cho người hâm mộ và nó cần được diễn ra một cách an toàn. Với tâm thế là những người tiếp lửa cho các cầu thủ, thay vì những hành động quá khích, CĐV cần tuân thủ luật phápquy định của ban tổ chức sân đồng thời cổ vũ đúng cách để tiếp lửa cho đội nhà và lấn át tinh thần đội khách. Đó mới là các cổ động đúng đắn và văn minh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.