Chậm chân giành vắc xin Covid-19, nội bộ EU thất vọng

14/02/2021 19:30 GMT+7

Sự lạc quan chuyển sang hoảng sợ khi việc triển khai vắc xin Covid-19 của EU rơi vào khủng hoảng sau khi các nhà sản xuất vắc xin cắt giảm việc giao hàng. Vì sao việc này lại diễn ra chậm chạp và gặp nhiều vấn đề so với các quốc gia khác?

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen báo tin vui về vắc xin Covid-19 vào ngày 26.12. Bà ca ngợi đây là một khoảnh khắc cảm động của tinh thần đoàn kết. Nhưng trong vòng vài tuần, sự lạc quan đã chuyển sang bối rối, giận dữ và hoảng sợ khi việc triển khai vắc xin của EU rơi vào khủng hoảng.
Vào tuần đầu tiên của tháng 2, Mỹ đã tiêm liều đầu tiên cho 11% dân số Anh tiêm chủng cho gần 17% dân số, trong khi các nước EU cộng lại - chỉ dưới 4%. Nhưng tại sao việc tiêm chủng tại châu Âu lại diễn ra chậm chạp đến vậy?

Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen kêu gọi các nhà sản xuất vắc xin giao hàng cho châu Âu

AP

EU tiến hành kiểm tra toàn diện hơn đối với vắc xin trước khi phê duyệt tức là việc triển khai tiêm chủng sẽ chậm hơn so với các quốc gia khác, chẳng hạn như Anh, nơi đã chọn sử dụng quyền hạn khẩn cấp để đẩy nhanh quá trình.
Sau đó vào tháng 1, nhà sản xuất dược phẩm Pfizer của Mỹ và AstraZeneca của Anh-Thụy Điển đều thông báo cắt giảm nguồn cung cho EU. AstraZeneca chỉ ra các vấn đề sản xuất tại nhà máy ở Brussels và nguồn cung giảm 60%. Ngay lập tức đã có một làn sóng phản đối công khai trên khắp châu Âu.

EU từng có ý định chặn xuất khẩu vắc xin, gây ảnh hưởng đến nguồn cung của Anh

The Herald

Astrazeneca cũng sản xuất vắc xin ở Đức và Anh. Nhưng các nhà máy ở Anh là không thể tiếp cận, bởi vì London đang sử dụng một điều khoản trong hợp đồng là ưu tiên sản xuất tại Vương quốc Anh. Dữ liệu công khai cho thấy Anh – nước vừa rời khỏi khối EU, đang tiêm chủng người dân với tốc độ nhanh hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia EU nào.
Có lúc, EU thậm chí còn đe dọa sẽ chặn xuất khẩu vắc xin, một động thái có khả năng ảnh hưởng đến việc nhập khẩu vắc xin của Anh từ nhà máy của Pfizer tại Bỉ. Nhưng rồi EU lại không thực hiện lời đe dọa đó.

Các hộp vắc xin Covid-19 của AstraZeneca được đặt tại Bệnh viện Hoàng gia Princess ở Haywards Heath, West Sussex (Anh)

Reuters

Và nghi ngờ bắt đầu nảy nở về năng lực của EU trong việc thực thi các hợp đồng mà EU đã ký kết thay mặt cho các thành viên. Một cuộc tranh cãi đã nổ ra về hợp đồng được ký vào tháng 8 giữa AstraZeneca và Ủy ban EU.
Sự chậm trễ trong việc tiêm vắc xin có nguy cơ khiến hàng triệu người ở châu Âu không được bảo vệ trong mùa đông, cũng như các biến thể Covid-19 mới dễ lây truyền hơn, lưu hành sâu rộng và các bệnh viện trở nên quá tải.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.