Cảnh báo mới về nguồn cung khí đốt Nga ở châu Âu cũng là thông tin đáng chú ý trong ngày 119 của chiến sự Ukraine.
Chiến sự tiếp tục ác liệt khắp các mặt trận
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22.6 cho biết tình hình tại Luhansk cực kỳ khó khăn, trong khi cố vấn Oleksiy Arestovych lo ngại Nga có thể chia cắt Lysychansk và Severodonetsk khỏi phần còn lại của Ukraine. Tỉnh trưởng Luhansk mô tả Severodonetsk như “địa ngục” sau nhiều tuần bị pháo kích nặng nề, theo AFP.
Xem nhanh: Ngày 119 chiến dịch quân sự, Nga có bước tiến ở miền đông, Ukraine tập kích lớn vào đảo Rắn |
Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga tiếp tục pháo kích nặng nề nhằm tìm cách bao vây Severodonetsk từ Izium ở phía bắc và Popasna ở phía nam. Moscow được cho là có khả năng sẽ triển khai nhiều đơn vị dự bị đến Donbass.
Một binh sĩ Ukraine ở Severodonetsk |
reuters |
Khu vực đông bắc Ukraine cũng đang nóng lên trong những ngày qua. Kharkiv, thành phố lớn thứ hai cả nước, bị tấn công trong đêm và làng Chuhuiv gần đó lại bị nhắm đến, một ngày sau vụ tấn công mà phía Ukraine nói là đã làm ít nhất 15 dân thường thiệt mạng.
Trong khi đó, tờ The New York Times đưa tin Ukraine đang chuẩn bị cho một đợt phản công quy mô lớn tại miền nam. Phó thủ tướng Irina Vereshchuk kêu gọi người dân Ukraine tại những vùng do Nga kiểm soát nhanh chóng sơ tán vì “quân đội chắc chắn sẽ giải phóng những vùng này”.
Xem thêm: Chiến sự Ukraine làm lộ điểm yếu của một loại vũ khí hiện đại
Phần Lan 'sẵn sàng chiến đấu với Nga' nếu bị tấn công
Chỉ huy lực lượng vũ trang Phần Lan, tướng Timo Kivinen, cho biết đất nước đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ Nga và sẽ chống trả quyết liệt nếu chuyện đó xảy ra. Ông Kivinen nói người Phần Lan có động lực chiến đấu và nước này đã xây dựng được một kho vũ khí đáng kể.
"Phòng tuyến quan trọng nhất nằm giữa hai tai của mỗi người, như cuộc chiến ở Ukraine đã chứng minh vào lúc này", The Guardian dẫn lời ông. "Ukraine là một mảnh đất khó nhằn [đối với Nga] và Phần Lan cũng vậy".
Phần Lan đã duy trì mức độ chuẩn bị quân sự cao kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như từng tham gia hai cuộc chiến với Nga vào những năm 1940. Hai nước có biên giới chung dài khoảng 1.300 km.
Lithuania sẵn sàng cho khả năng bị Nga cắt điện |
Xem thêm: Georgia quyết tâm gia nhập NATO
Châu Âu cần sẵn sàng cho việc Nga cắt toàn bộ khí đốt
Theo người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol, châu Âu cần chuẩn bị ngay cho việc Nga ngừng xuất khẩu khí đốt sang khu vực vào mùa đông này. Ông kêu gọi các chính phủ nỗ lực giảm nhu cầu và duy trì hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân.
Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Đức |
reuters |
Theo ông Birol, việc cắt giảm nguồn cung trong những tuần gần đây mà Điện Kremlin nói là do công tác bảo trì, trên thực tế, có thể là khởi đầu của các đợt cắt giảm sâu rộng hơn nhằm ngăn chặn việc lấp đầy các kho dự trữ chuẩn bị cho mùa đông.
"Châu Âu nên sẵn sàng trong trường hợp khí đốt của Nga bị cắt hoàn toàn", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times. "Càng gần đến mùa đông, chúng ta càng hiểu rõ ý đồ của Nga".
Xem thêm: Moscow cáo buộc Đức 'cuồng loạn bài Nga'
Tổng thống Putin nói các tên lửa "vô song" Sarmat và S-500 đang được chính thức triển khai |
Nga cảnh báo phương Tây về "Điều 5"
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cảnh báo rằng phương Tây nên ngừng nói về việc kích hoạt điều khoản phòng thủ chung, tức "Điều 5" trong hiến chương NATO, trong tranh chấp đang diễn ra giữa Lithuania và Nga.
"Tôi muốn cảnh báo người châu Âu nên chấm dứt trò đưa ra những tuyên bố nguy hiểm liên quan đến chủ đề xung đột", ông nói, theo hãng thông tấn Interfax.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi chính phủ Mỹ hôm 21.6 cho biết cam kết của Washington đối với Điều 5 là "cực kỳ vững chắc".
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết phản ứng của Moscow đối với Lithuania sẽ không chỉ mang tính chất ngoại giao mà là thực tế. Lithuania đã cấm vận chuyển hàng hóa bị EU trừng phạt qua lãnh thổ nước này tới vùng Kaliningrad của Nga, khiến Moscow tức giận.
Nga có thể ép châu Âu quay lại dùng than đá |
Xem thêm: Chuyện vùng đất Nga 'bị kẹp' giữa 2 nước khác
Bình luận (0)