Một tòa nhà bị trúng đạn pháo tại thị trấn Irpin thuộc tỉnh Kyiv ở Ukraine |
afp |
Theo Sputnik ngày 31.3 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, lực lượng Nga dùng tên lửa hành trình chính xác cao phá hủy các kho nhiên liệu lớn tại 4 thành phố Dnepr, Lysychansk, Chuguev và Novomoskovsk của Ukraine.
Bên cạnh đó, quân đội Nga còn bắn hạ 18 UAV, trong đó có 1 chiếc Bayraktar TB2, tại 13 khu vực ở Ukraine. Ngoài ra, phía Nga đã không kích 52 mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine, trong đó có hệ thống phòng không S-300.
Giới tình báo Anh cho hay Nga tiếp tục phóng tên lửa và nã pháo vào thành phố Chernihiv của Ukraine, dù trước đó tỏ ý giảm hoạt động quân sự tại khu vực này. Song song đó, lực lượng Nga tiếp tục giữ những vị trí phía đông và tây Kyiv, dù đã rút một ít đơn vị, Bộ Quốc phòng Anh cho biết và dự báo sẽ xảy ra giao tranh dữ dội tại vùng ngoại ô Kyiv trong vài ngày tới.
Xem nhanh: Ngày thứ 36 chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine có diễn biến gì quanh Kyiv? |
Reuters dẫn lời Phó tổng tham mưu trưởng Lực lượng bộ binh Ukraine Oleksandr Gruzevich cho rằng lực lượng Nga quanh Kyiv đã mất khả năng tấn công và thay đổi chiến thuật sang tấn công tầm xa nhiều hơn trực diện. Ông cho rằng lực lượng Nga quanh Kyiv vẫn còn không ít.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nghi ngờ cam kết giảm hoạt động quân sự của Nga, đồng thời tuyên bố rằng quân đội của ông sẵn sàng tiếp tục chiến đấu ở mặt trận phía đông. “Tôi không tin bất kỳ ai”, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh trong một bài phát biểu qua video, khẳng định quân Nga đang tái tập hợp lực lượng để tấn công vùng Donbass ở miền đông Ukraine, theo AFP.
Trong một diễn biến khác, Nga thông báo cấm giới lãnh đạo Liên minh châu Âu nhập cảnh nhằm đáp trả điều mà Moscow gọi là các chính sách chống Nga.
Nga trả lại quyền kiểm soát nhà máy Chernobyl?
Theo Đài ABC dẫn một lá thư từ Công ty điện hạt nhân Nga Rosatom, các binh sĩ Nga đã trao lại quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cho Ukraine.
Khu vực này từng đặt dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu hôm 24.2.
Lá thư đề ngày 31.3 và được ký bởi công ty Energoatom vận hành các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine. Phía Nga chưa có bình luận.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga ngừng bơm khí đốt sang châu Âu? |
Xem thêm: Mỹ nói quân Nga rút khỏi nhà máy Chernobyl, Anh dự đoán động thái tiếp theo
Diễn biến thị trường năng lượng
Theo Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh buộc khách hàng tại “những nước thiếu thân thiện” phải trả bằng đồng ruble khi mua khí đốt của Nga kể từ ngày 1.4, và các hợp đồng sẽ bị chặn nếu không tuân thủ.
“Để mua khí thiên nhiên Nga, họ phải mở tài khoản ruble tại các ngân hàng Nga. Từ các tài khoản đó, họ sẽ thanh toán cho khí đốt giao hàng từ ngày 1.4”, ông phát biểu.
Nga cung cấp khoảng 1/3 khí đốt cho châu Âu. Theo tờ The Guardian, các nước Đức, Pháp và Anh bác bỏ yêu cầu của Nga. Pháp và Đức chỉ trích rằng Nga vi phạm hợp đồng, trong khi Nga cũng từ chối và cho hay chính phủ đang theo dõi tác động tại thị trường châu Âu.
Về phía Mỹ, Tổng thống Joe Biden thông báo mở kho dự trữ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ do cuộc chiến tại Ukraine. Theo AFP, giá dầu thô Brent và dầu WTI đều giảm khoảng 6%.
Tổng Biden cho biết Mỹ cung cấp khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong nhiều tháng tới để giúp giảm giá nhiên liệu. Tổng số dầu do Mỹ xuất kho có thể lên đến 180 triệu thùng.
Xem thêm: Giá dầu giảm nhờ Mỹ sắp xả kho mức kỷ lục trong gần 50 năm
Nga bác tin ông Putin thiếu thông tin về chiến dịch quân sự?
Cũng trong ngày 30.3, dựa vào thông tin tình báo của Mỹ, Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield cho rằng Tổng thống Putin đã không được cung cấp thông tin đầy đủ về chiến dịch quân sự ở Ukraine và mối quan hệ của ông với thuộc cấp đang xấu đi, theo AFP.
Nga bác bỏ thông tin từ Anh, Mỹ liên quan Tổng thống Putin |
Theo AFP, Điện Kremlin ngày 31.3 bác bỏ thông tin của Mỹ và Anh cho rằng các cố vấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin e ngại cung cấp cho ông bức tranh thật về chiến dịch của nước này ở Ukraine.
Theo phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, nhận định của Mỹ và Anh không chỉ đáng tiếc mà “còn gây lo ngại vì việc hoàn toàn không hiểu biết là điều dẫn đến những quyết định sai lầm, hấp tấp và có hậu quả rất xấu”.
Xem thêm: Tổng thống Putin: Nếu nghĩ Nga sẽ lùi bước là 'không biết gì về lịch sử'
Lãnh đạo tình báo Pháp từ chức vì nhận định về Ukraine?
Truyền thông Pháp loan tin ông Eric Vidaud, lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự đã quyết định từ chức vì không dự báo được cuộc chiến tại Ukraine. Tờ L'Opinion đưa tin ông Vidaud ngày 29.3 được yêu cầu rời khỏi chức vụ trong mùa hè này nhưng ông đã quyết định từ chức ngay.
Trước đó, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Pháp Thierry Burkhard nói với tờ Le Monde rằng tình báo Pháp đã không dự báo được chiến dịch của Nga sẽ xảy ra dù các đồng nghiệp Mỹ đã dự báo chính xác.
Mỹ đã đánh giá không đúng sức mạnh của Nga trước chiến dịch quân sự ở Ukraine? |
Abkhazia không có ý sáp nhập vào Nga
Ông Valery Kvarchya, lãnh đạo cơ quan lập pháp Abkhazia, ngày 30.3 thông báo vùng này không có ý định sáp nhập vào Nga như Nam Ossetia. Thư ký Hội đồng an ninh Abkhazia Sergei Shamba cũng nói rằng vùng này ủng hộ kế hoạch của Nam Ossetia nhưng không có cùng ý định.
Abkhazia và Nam Ossetia là hai vùng tự trị thuộc Georgia, tự tuyên bố độc lập và được Nga công nhận vào năm 2008.
Xem thêm: Nam Ossetia muốn sáp nhập vào Nga
Bình luận (0)