Chính sách tấn công phủ đầu của Nhật Bản có thể gây căng thẳng ở Đông Á

Hồng Nhung
Hồng Nhung
05/09/2020 16:39 GMT+7

Theo các chuyên gia, những cập nhật chính sách phòng thủ tên lửa của Nhật Bản, bao gồm đề xuất cho phép tấn công phủ đầu căn cứ của đối phương, có thể sẽ phản tác dụng và làm gia tăng căng thẳng ở Đông Á.

Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền tháng trước đã đề xuất Nhật Bản nên cân nhắc “sở hữu khả năng tấn công phủ đầu, đánh chặn tên lửa đạn đạo và các tên lửa khác ngay trong lãnh thổ của đối phương”.

Lý do là Trung Quốc, Nga và CHDCND Triều Tiên ngày càng gia tăng năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường, qua đó đe dọa Nhật Bản.

Đề xuất này đã gây tranh cãi do không phù hợp với Hiến pháp từ bỏ chiến tranh và chính sách định hướng quốc phòng độc quyền của Nhật Bản, theo Kyodo News ngày 5.9.

Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ thảo luận sâu hơn về đề xuất "đánh chặn tên lửa tại lãnh thổ đối phương" trước khi từ chức vào cuối tháng 9

Reuters

Bà Chikako Kawakatsu Ueki, giáo sư về quan hệ quốc tế và an ninh khu vực Đông Á tại Đại học Waseda (Nhật Bản), cho biết nếu Nhật Bản muốn có khả năng tấn công phủ đầu, nước này không chỉ phải tăng cường sức mạnh tên lửa tầm xa mà còn phải phát triển khả năng phát hiện tên lửa.

“Các quốc gia khác cũng sẽ tăng cường năng lực của mình để đối phó với động thái của Nhật Bản, và Đông Á sẽ phải tìm sự cân bằng (quân sự) khi tình trạng trở nên căng thẳng hơn”, bà Ueki nói.

Nhật Bản có thể mua vũ khí tầm xa

Thay vào đó, bà Ueki cho rằng Nhật Bản nên tiếp tục tập trung vào phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa và hợp tác với Hàn Quốc, Úc, và các nước khác bên cạnh Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.