Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 11: Kết thúc sứ mệnh bí mật

13/09/2013 03:35 GMT+7

Sau ngày 30.4.1975, ông Ẩn tiếp tục làm việc tại văn phòng của Time ở Sài Gòn. Sự nghiệp viết báo, nghề vỏ bọc nhưng ông rất đam mê, chỉ thực sự chấm dứt khi văn phòng Time phải đóng cửa và ông được phong anh hùng.

>> Điệp viên hoàn hảo X6: Sứ mệnh bắt đầu
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 2: Tìm đường đến Mỹ
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 3: Bắt đầu cuộc sống kép
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 4: Đơn độc trong vùng nguy hiểm
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 5: Chiến thắng Ấp Bắc
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 6: Chiến dịch Mậu Thân
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 7: Lọt vào mắt xanh CIA
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 8: Tiến vào Sài Gòn
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 9: Ngày cuối cùng của chiến tranh
>> Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 10: Giúp Trần Kim Tuyến di tản

Điệp viên hoàn hảo X6 - Kỳ 11: Kết thúc sứ mệnh bí mật
Phạm Xuân Ẩn đón cựu đồng nghiệp Stanley Cloud tại nhà riêng bên cạnh là chiếc xe mà ông sử dụng thời làm báo tại Sài Gòn - Ảnh: Từ sách Điệp viên hoàn hảo

Đầu tháng 5, tướng thắng trận Võ Nguyên Giáp bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, tới Dinh Độc Lập họp với tướng Trần Văn Trà, vị tướng Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam vừa được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định. Những năm trước đây, ông Giáp và ông Trà đã dựa vào các báo cáo tình báo của Ẩn; giờ đây, vài tuần sau khi giải phóng, nhà tình báo bậc thầy đã có đóng góp to lớn vào chiến thắng của Hà Nội đang ở cách đó chỉ vài dãy nhà và đang lo lắng cho sự an nguy của mình dưới chế độ mới.

Lúc này Ẩn đang là nhân viên của Time theo nghĩa đen đóng tại TP.HCM, giữ liên lạc với các đồng nghiệp cũ và đóng góp vào việc viết bài cho các số báo thời hậu 30.4. “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được sơ tán vì tình trạng khẩn cấp”, Ẩn đánh điện về New York. “Văn phòng của Time giờ đây đang được Phạm Xuân Ẩn điều hành”. Phòng xuất bản của Time cho đăng một tấm hình chụp cảnh Ẩn đứng trên một đường phố chính vắng vẻ, miệng ngậm thuốc lá với vẻ mặt đầy ngang tàng.

Mỗi buổi sáng, ông Ẩn đều đến văn phòng của Time, nơi “quân giải phóng” đã cử một người tới giám sát, vốn chỉ tập trung theo dõi Ẩn. “Tôi ở đấy một mình, không tính người giám sát”, Ẩn kể với tôi. “Ông ta không phải là người khó chịu, nhưng lại là một giám sát viên khắt khe. Sau vài tuần, tôi chẳng thể gửi thông tin nào ra ngoài được nữa”.

Một trong những tiện nghi mà Ẩn có được là việc sử dụng hệ thống đánh điện báo của Time, giúp ông có thể gửi điện cho bà Thu Nhàn thông qua trụ sở Time ở New York.

Bài viết cuối cùng ông Ẩn gửi đi xuất hiện trên tờ Time số ra ngày 12 tháng 5, nhan đề

Cuộc chia tay cuối cùng đầy nghiệt ngã…

Đối với phần lớn các cựu quan chức cấp cao ở lại, không có gì nhiều để làm ngoài việc ngồi chờ chỉ thị của chính quyền mới. Đây là một thời kỳ đặc biệt khó khăn cho Ẩn về mặt cá nhân, với việc rất nhiều người bạn đi vào bóng tối. “Nhiệm vụ của tôi về mặt kỹ thuật thì đã kết thúc, đất nước đã thống nhất, và người Mỹ đã ra đi, nhưng tôi không thể tiết lộ sự thật với ai cả. Tôi không thể vui vì tôi rất cô đơn và hoang mang. Vợ và gia đình của tôi đang ở Mỹ. Không biết liệu rồi đây tôi có được gặp lại họ hay không. Tôi cũng có rất nhiều người bạn bị kẹt lại, và không biết điều gì sẽ xảy đến với họ. Có quá nhiều thứ không thể biết được”.

Một trong những người ngồi chờ đợi số phận của mình là Nguyễn Xuân Phong, bạn của Ẩn, người đã làm việc trong nội các của chính quyền Sài Gòn, gần đây nhất là ở cương vị Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm Paris. Ông trở về Sài Gòn vào ngày 25.4 để được ở cùng cha mẹ già. Tương tự Ẩn, ông không thể bỏ cha mẹ ở lại. Từ chối lời đề nghị di tản của Đại sứ Graham Martin, Phong chẳng còn biết phải làm gì ngoài việc ngồi đợi. Ông nghiêm chỉnh chấp hành việc đăng ký với chính quyền, chẳng hề biết là mình sẽ chịu án tử hình, chung thân hay bản án nào nhẹ hơn. “Tôi từng nghĩ rằng nếu ở tù năm, mười năm thì còn chịu được, nhưng mức hai mươi năm thì ngoài sức tưởng tượng”.

Hành trình vào chốn vô định của Nguyễn Xuân Phong bắt đầu từ nhà giam Thủ Đức vào tháng 6.1975, nơi ông bị nhốt chung phòng với hai mươi người khác. Sau vài tuần, tù nhân được lệnh tập trung trong sân trại giam, rồi bị xích theo từng cặp và bị đẩy lên xe tải quân sự chở ra phi trường. Máy bay đưa họ tới sân bay Gia Lâm gần Hà Nội, rồi sau đó chuyển lên Trại A15... Phong và 1.200 phạm nhân đồng cảnh ngộ sẽ phải ở lại đây cho đến lúc có ai đó cho phép họ về nhà. Đối với Phong, ngày ấy rơi vào tháng 12.1979; đối với rất nhiều người khác, ngày về có thể là sau đó mười hay thậm chí mười lăm năm…

Một số phận tốt đẹp hơn nhiều đang chờ đợi Phạm Xuân Ẩn khi vài tuần sau giải phóng, một người trong lực lượng an ninh của chế độ mới đến nhà ông và nói: “Ông thì không sao cả”.

“Ông ta chỉ nói có thế”, Ẩn nhớ lại. “Vậy là tôi biết lúc này đã an toàn rồi”. Tài liệu về nhân thân thực của ông cuối cùng rồi cũng tới. Ẩn được công nhận là “người có ba mươi năm cách mạng” - cụm từ chỉ những người tham gia chiến đấu chống ngoại xâm trong ba thập niên qua. Thế là Ẩn chính thức được chuyển qua bên thắng trận và điều đó trở nên rõ ràng hơn khi khẩu phần thức ăn của ông được tăng lên cũng như bộ đồ mới của ông, đó là bộ quân phục của một đại tá Bắc Việt.

Cuối tháng 3.1976, ông Ẩn được yêu cầu phải đưa gia đình hồi hương. Đối với nhiều người bạn và cựu đồng nghiệp tại Time, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy Ẩn làm việc cho phía bên kia. Chia tay bạn bè mới tại Mỹ là một điều khó khăn cho gia đình Ẩn…

Đến tháng 9.1976, ý kiến về cuộc đời bí mật của Ẩn bắt đầu xuất hiện, có thể tìm thấy bằng chứng qua những lời mà Lou Conein nói với Neil Sheehan rằng ông ta “nghe tin rằng Anh (nguyên văn) đã nhắn tin cho vợ về và bà ta đã trở về theo tuyến Paris, Moscow, Hà Nội và Sài Gòn mà không gặp bất cứ trục trặc nào, hành trình suôn sẻ của bà ta là bằng chứng cho thấy Anh (nguyên văn) là một gã Việt Cộng hoặc ít nhất ông ta từng là một người có cảm tình với Việt Cộng và giờ Đảng Cộng sản đang ưu ái ông ta”.

Ẩn được mời dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV vào tháng 12.1976 tại Hà Nội, nơi ông được trao danh hiệu Anh hùng... Sau đại hội, tất cả các văn phòng của công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều bị đóng cửa. “Đấy là lúc tôi chấm dứt làm việc cho Time”, Ẩn kể.

Larry Berman
Người dịch: Đỗ Hùng
Bản quyền và Thực hiện: First News - Trí Việt

 

LOẠT KÝ SỰ NHIỀU KỲ "GIẢI MÃ" PHẠM XUÂN ẨN 
CỦA NHÀ BÁO HOÀNG HẢI VÂN

>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ cuối
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 16
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 15
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 14
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 13
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 12
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 11
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 10
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 9
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 8
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 7
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 6
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 5
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 4
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 3
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 2
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 1
>> Khởi đăng ký sự nhiều kỳ: "Giải mã" Phạm Xuân Ẩn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.