Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải quyết nỗi buồn'

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải quyết nỗi buồn'

22/03/2023 06:55 GMT+7

Có hơn 13 triệu dân nhưng TP.HCM lại chỉ có 255 nhà vệ sinh công cộng, đó là chưa tính đến du khách. Không chỉ thiếu mà chất lượng nhà vệ sinh công cộng ở thành phố này cũng được đánh giá rất tệ. Phải chăng đó là nguyên nhân khiến nhiều người chọn đi vệ sinh ngoài đường?

Có hơn 13 triệu dân nhưng TP.HCM lại chỉ có 255 nhà vệ sinh công cộng, nghĩa là cứ hơn 50.000 người thì mới có 1 nhà vệ sinh, chưa kể đến khách du lịch. Trong đó, quận 5 là nơi có nhiều nhà vệ sinh công cộng nhất với 38 điểm, quận Phú Nhuận và huyện Cần Giờ ít nhất khi chỉ có 2 nhà vệ sinh công cộng. Khu vực trung tâm thành phố như quận 1 và quận 3 chỉ có khoảng 10 - 18 nhà vệ sinh.

Số lượng khiêm tốn nhưng chất lượng cũng là chuyện đáng bàn, khi một số nơi nhà vệ sinh đã xuống cấp, hư hỏng và mất vệ sinh khiến nhiều người phải lắc đầu bỏ chạy, hay thậm chí chọn “giải bầu tâm sự” cùng gốc cây trong những tình huống cấp thiết.

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây bụi cỏ để 'giải sầu'

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải sầu' - Ảnh 1.

Nhà vệ sinh công cộng trên đường Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM đã ngừng hoạt động nhiều tháng nay vì xuống cấp nghiêm trọng

CHIÊU NGÔ

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải sầu' - Ảnh 2.

Hệ thống mở cửa tự động tại nhà vệ sinh này đã bị hỏng, cửa cũng đã bị khóa

CHIÊU NGÔ

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải sầu' - Ảnh 3.

Do không có ai trông coi nên hệ thống máy điều hòa, lọc gió đã bị kẻ gian lấy trộm

CHIÊU NGÔ

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải sầu' - Ảnh 4.

3 trong số 4 nhà vệ sinh công cộng trên đường Hàm Nghi (quận 1) đã đóng cửa vì xuống cấp và không đảm bảo vệ sinh. Ảnh chụp vào chiều 20.3.2023.

CHIÊU NGÔ

Với cánh tài xế vốn phải hoạt động nhiều giờ liền ở ngoài đường, những tưởng nhà vệ sinh công cộng sẽ là người bạn để họ chia sẻ nỗi buồn mỗi khi có nhu cầu, tuy nhiên câu trả lời lại khiến nhiều người bất ngờ.

Dù đã chạy xe công nghệ ở TP.HCM hơn 5 năm nhưng anh Nguyễn Quang Thái cho biết anh chưa bao giờ anh sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nguyên nhân là do những lúc cần thì không tìm thấy, trong khi lúc không cần thì lại gặp.

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải sầu' - Ảnh 5.

"Đi thì nhà vệ sinh ít thấy lắm, với lại vô tốn tiền, tài xế hiếm khi nào vô lắm. Nhà vệ sinh thì có vô Coffee House, siêu thị đồ thiếu gì, còn không nữa thì mình về mấy vùng ven, lùm cây bụi cỏ đồ đó. Nói chung là sạch sẽ không phiền tới ai", anh Thái chia sẻ.

CHIÊU NGÔ

Thay vì "xả" bậy hoặc vào nhà vệ sinh công cộng đã xuống cấp, mất vệ sinh mà lại khó tìm, nhiều người còn chọn giải pháp dễ thở hơn, đó là vào tâm thương mại hoặc đi nhờ các hàng quán.

Làm nghề bán hàng rong ở gần chợ Bến Thành (quận 1) nên bà Huỳnh Thị Thu Hà thường sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở chợ Bến Thành và  nhà vệ sinh công cộng ở nhà chờ xe buýt trên đường Hàm Nghi. Tuy nhiên, kể từ ngày nhà vệ sinh này xuống cấp, bà Hà thường vào các quán cà phê hoặc trung tâm thương mại để giải quyết nỗi buồn.

"Xin nó đi nhờ nó cũng cho nữa con, không cần phải mua nước luôn nữa. Nói là chị đi giữa đường chị mắc quá, em cho chị đi nhờ, vậy là nó cũng cho vô đi à", bà Hà bộc bạch.

Đỏ mắt tìm nhà vệ sinh công cộng, nhiều người chọn lùm cây 'giải sầu' - Ảnh 6.

Làm nghề sửa giày ở gốc đường Lê Thánh Tôn (phường Bến Thành, quận 1) hơn 40 năm nay, ông Tạ Văn Hiếu thường sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở Chợ Bến Thành, vì vừa sạch sẽ lại thoáng mát. Tuy nhiên, kể từ ngày quán cà phê Katinat được xây dựng, ông Hiếu đã xin đi nhờ quán cà phê này để khỏi phải đi xa.

CHIÊU NGÔ

Trước thực trạng nhà vệ sinh công cộng vừa thiếu vừa kém chất lượng, mới đây UBND quận 1 (tại TP.HCM) đã triển khai chiến dịch chỉnh trang lại các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn. Đây được xem là khởi đầu trong kế hoạch đầu tư xây mới nhà vệ sinh công cộng tại các địa điểm phù hợp phục vụ người dân và du khách. Qua làm việc với một số nhà đầu tư về phương thức xã hội hóa, bước đầu quận 1 đã thống nhất nguyên tắc về phương thức đầu tư, quản lý vận hành và khai thác kinh doanh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.