Có dấu hiệu đưa - nhận hối lộ
Dự kiến phiên tòa diễn ra từ 16 - 20.9. Trong 8 bị cáo bị đưa ra xét xử, có 6 người thuộc Sở GD-ĐT và ngành GD-ĐT Sơn La, gồm: Trần Xuân Yến, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT; Nguyễn Thị Hồng Nga, nguyên chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng; Cầm Thị Bun Sọn, nguyên Phó trưởng phòng Chính trị tư tưởng; Lò Văn Huynh, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Nguyễn Thanh Nhàn, nguyên Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Đặng Hữu Thủy, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu. Hai bị cáo còn lại là Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn, nguyên cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La.
Chỉ sau 1 đêm, 70 bài thi được nâng điểm
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Sơn La, trước khi chấm thi, 8 bị can nói trên đều nhận thông tin của các thí sinh (TS) để nâng sửa điểm, có người nhận 1 trường hợp, có người nhận 15 trường hợp, sau đó cấu kết với nhau rút bài để nâng điểm, sửa điểm.
Các bị can Trần Xuân Yến, Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn, Đỗ Khắc Hưng, Đinh Hải Sơn đã không thực hiện đúng quy trình quét bài, chấm bài mà Bộ GD-ĐT quy định, không lập biên bản ngay khi mở niêm phong, khi quét xong không niêm phong lại ngay (để dễ lấy bài thi ra sửa).
Để sửa bài thi, Nga chuẩn bị in đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT (qua mạng), chuẩn bị tẩy, bút chì, cho các bị can sau đó rút bài thi của các TS được nhờ sửa, nâng điểm. Sửa nâng điểm bài thi với hai cách: đối chiếu đáp án, câu nào sai thì tẩy và dùng bút chì tô lại đáp án đúng, sao cho số điểm đạt được đúng với số điểm được nhờ nâng; tẩy xong toàn bộ phần trả lời rồi tô lại phần trả lời theo đúng đáp án. Khi sửa xong, Nga và Thủy quét lại, thay thế ảnh bài thi đã sửa vào thư mục tương ứng từng môn thi, điểm thi với giờ trên máy tính được thay đổi cho phù hợp với giờ trên ảnh quét ảnh bài thi gốc đã bị thay.
Sẽ điều tra tội hối lộNgày 12.9, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí cho hay các cơ quan tố tụng T.Ư dự kiến sẽ đưa vụ án gian lận thi cử tại Sơn La về T.Ư để điều tra tội đưa, nhận hối lộ. Ông Trí nói: “Tỉnh điều tra một hồi thì ra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, T.Ư sẽ điều tra tội đưa và nhận hối lộ và khởi tố bổ sung 7 đối tượng nữa”. Ông Trí cũng chia sẻ: "Đồng chí Nguyễn Hòa Bình (Chánh án TAND tối cao - PV) cũng nói với tôi tội đó phải là đưa, nhận hối lộ, chứ tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ không chính xác, vì có yếu tố nhận tiền".
Lê Hiệp
|
Được sự hỗ trợ từ Đỗ Khắc Hưng, Đinh Hải Sơn, các bị can đã rút được bài thi để sửa, nâng điểm trong tối và đêm các ngày 29, 30.6 và ngày 1, 3.7. Riêng tối 30.6, Nga, Thủy, Sọn, Huynh đã sửa, nâng điểm cho 32 thí sinh, với 70 bài thi trắc nghiệm được sửa.
Ngày 18.7.2018, Yến gọi Nga đến nhà và bảo Nga xóa toàn bộ thùng rác trong máy tính để không thể khôi phục lại ảnh bài thi gốc. Sợ mất dữ liệu, Nga đã sao lưu dữ liệu bài thi trong máy tính ra 16 CD rồi xóa toàn bộ thùng rác trong máy tính. Sáng 19.7.2018, Nga đến phòng làm việc của Yến đưa hai hộp đựng 16 CD trên. Khi làm việc với tổ công tác của Bộ GD-ĐT, biết được tổ công tác đã phát hiện việc sao lưu dữ liệu trong máy tính, sợ bị phát hiện, Yến đã mang 2 hộp đựng 16 CD ra nghĩa trang tỉnh Sơn La đốt tiêu hủy.
Bị can khai nhận tiền tỉ, tự nguyện nộp lại cho công an
Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra, các bị can Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm Thị Bun Sọn, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy đã khai có nhận tiền của một số trường hợp để sửa bài nâng điểm cho TS. Cụ thể, Nguyễn Thị Hồng Nga nhận của Trần Văn Điện 1,04 tỉ đồng để giúp sửa bài nâng điểm cho 4 TS Trần Ích Quân, Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Thanh Hưng, Ngần Văn Chung. Nga đã nộp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La 1 tỉ đồng.
Sọn khai đã nhận của Hoàng Thị Thành 440 triệu đồng để giúp sửa, nâng điểm cho TS Dương Hoàng Trung. Sọn đã nộp cho công an toàn bộ số tiền này.
Lò Văn Huynh khai đã nhận của Nguyễn Minh Khoa 1 tỉ đồng để giúp sửa, nâng điểm cho 2 TS Nguyễn Anh Tuấn, Trần Doãn Hải. Huynh cũng đã nộp số tiền này cho Công an tỉnh Sơn La. Huynh còn khai nhận của bà Lò Thị Trường 300 triệu đồng để sửa, nâng điểm cho TS Lù Mạnh Hùng nhưng đã trả lại số tiền này cho bà Trường.
Đặng Hữu Thủy khai đã nhận của bà Nguyễn Thị Kim 150 triệu đồng, của bà Nguyễn Thị Mai Hà 150 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Xuyên 200 triệu đồng để giúp sửa, nâng điểm cho các TS Đinh Văn Quang, Phạm Sơn Toàn, Võ Hoàng Long, Lê Trung Hiếu. Riêng trường hợp bà Bùi Thị Xuân có hứa hẹn sau khi xong việc sẽ đưa 270 triệu đồng nhưng chưa đưa. Số tiền đã nhận, Thủy đã trả lại gia đình các TS.
Theo Viện KSND tỉnh Sơn La, Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm Thị Bun Sọn, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy có dấu hiệu của các tội nhận hối lộ; tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ. Song kết quả điều tra cho thấy Trần Văn Điện, Hoàng Thị Thành, Nguyễn Minh Khoa, Lò Thị Trường, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Thị Mai Hà, Nguyễn Thị Xuyên, Bùi Thị Xuân không thừa nhận được thỏa thuận và đưa tiền cho Nga, Sọn, Huynh, Thủy. Do đó không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nga, Sọn, Huynh, Thủy về tội nhận hối lộ và cũng không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp đưa tiền về tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ. Số tiền Nga, Sọn, Huynh, Thủy nhận của các đối tượng được xác định là tiền do vụ lợi mà có.
Với các đối tượng có dấu hiệu sai phạm liên quan đến việc chấm thi môn tự luận (ngữ văn) và đối tượng trung gian có liên quan đến việc nhận thông tin của TS nhờ các bị can nâng điểm, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục điều tra xác minh làm rõ, có căn cứ thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra đã xác định được 18 người nhận thông tin từ người nhà các TS, hoặc thông qua người nhà khác, trong đó có các ông Hoàng Tiến Đức, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La (8 TS); Nguyễn Ngọc Hà, nguyên Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT Sơn La (10 TS, bao gồm cả con gái); Nguyễn Minh Khoa, nguyên Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La (5 TS). Các đối tượng đều khai do xuất phát từ quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân nên đã tiếp nhận và chuyển thông tin của các TS nhờ “xem điểm thi trước” mà không thừa nhận được bàn bạc, hứa hẹn về vật chất với gia đình TS.
Đối với các đối tượng là cha, mẹ hoặc người thân của 44 TS, có 27 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin của các TS nhờ “xem điểm”. Ngoài ra còn 15 trường hợp không thừa nhận cung cấp thông tin TS cho các bị can và đối tượng trung gian khác. Quý Hiên
|
Bình luận (0)