Năm học mới: Thay đổi để thích nghi cái mới

06/09/2020 08:07 GMT+7

Năm học mới với nhiều biến động, cả giáo viên và học sinh đều phải biết học cách thích nghi với những thay đổi ngày càng nhanh của cuộc sống .

Theo ông Dương Trần Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), năm học mới, đối với ngành giáo dục thì đổi mới lớn nhất chính là thực hiện chương trình mới, thay đổi sách giáo khoa.

Giáo viên trẻ có ưu thế nắm bắt công nghệ

Năm học mới với một tâm thế tốt nhất 

Sáng 5.9, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đã đến dự lễ khai giảng tại Trường tiểu học Đan Phượng (H.Đan Phượng, Hà Nội). Tại đây, ông Nhạ trò chuyện với học sinh, giáo viên và phụ huynh, bày tỏ mong muốn các thầy cô giáo và học sinh bước vào năm học mới với một tâm thế tốt nhất, đặc biệt với thầy trò lớp 1, khối lớp đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm học này.
Hà Nội có hơn 2,1 triệu học sinh, tăng 9.565 em so với năm học trước. Lễ khai giảng năm nay diễn ra gọn nhẹ. Để đảm bảo giãn cách, nhiều trường cả công lập và tư thục ở Hà Nội tổ chức lễ khai giảng kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Tuệ Nguyễn 
“Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và những người trực tiếp thực hiện sẽ là đội ngũ quyết định về chất lượng giảng dạy và khả năng triển khai hiệu quả chương trình mới. Bản thân chúng tôi ý thức được điều này nên cả tôi và đội ngũ của mình ngoài việc được tập huấn thì mỗi người vẫn phải luôn tự trau dồi, tìm hiểu để có thể nắm bắt, triển khai tốt. Còn về phía phụ huynh, không nên quá lo lắng mà chỉ cần đồng hành với chúng tôi, cùng quan sát con phát triển thế nào qua chương trình này”, ông Dương Trần Bình nói.
Cũng theo ông Bình, phần lớn giáo viên của trường đều là người trẻ, họ có ưu thế trong việc nắm bắt công nghệ, dễ dàng tiếp cận và đổi mới cả trong tư duy nên thuận lợi hơn trong việc thích nghi với những thay đổi trong ngành giáo dục.

Người trẻ tự tin bước vào năm học mới với nhiều thay đổi

Ngọc Dương

Trực tiếp đứng lớp, giảng dạy lớp 1 trong năm nay, lứa học sinh đầu tiên triển khai chương trình mới, nhiều giáo viên không khỏi hồi hộp và có chút lo lắng. Họ hồi hộp khi là người đầu tiên cùng học sinh triển khai một chương trình mới hoàn toàn, trong đó có nhiều tiết dạy không chỉ yêu cầu kiến thức mà còn là những kỹ năng, cách vận dụng của mỗi người.

Giảm văn nghệ, tặng hoa...

Sáng 5.9, tại Bình Phước hơn 250.000 học sinh đã tham gia lễ khai giảng năm học mới. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại nhiều trường học trên địa bàn TP.Đồng Xoài, do thời điểm khai giảng diễn ra trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên hầu hết các trường đều tổ chức ngắn gọn, giảm bớt văn nghệ, phát biểu, tặng hoa… nhưng vẫn tạo được không khí vui tươi, hân hoan cho các em học sinh.
Dịp này, các trường đã tổ chức trao tặng hàng ngàn suất học bổng, quà tặng, xe đạp, nón bảo hiểm… cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh vượt khó học tốt để các em có điều kiện học tập tốt hơn trong năm học mới.
Hoàng Giáp
Chương trình mới thay đổi rất nhiều cả về hình thức lẫn nội dung, bản thân giáo viên phải là người vừa chủ động, sáng tạo, vừa biết lui về sau để học sinh tự khám phá, phát triển bản thân. Khi được tập huấn, được tiếp cận, được “sờ tận tay” chương trình mới, tôi tin rằng mình và đồng nghiệp sẽ thực hiện được”, cô Nguyễn Anh Thụy, giáo viên Trường tiểu học Lê Đức Thọ, chia sẻ.
Cô Thụy cho hay việc đổi mới chương trình dạy năm nay được xem là biến đổi lớn nhất từ trước tới nay, chương trình gần như đổi mới hoàn toàn từ cách dạy đến sách giáo khoa nên bản thân cô ngoài việc tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn còn phải tự mày mò, tìm hiểu cũng như trao đổi với đồng nghiệp để bắt đầu chương trình.

Từ bỡ ngỡ học trực tuyến đến tăng kỹ năng tự học

Từ góc độ người học, Nguyễn Thúy Hoàng Ngân, học sinh lớp 10 Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết: “Sự xuất hiện của dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới thay đổi. Lứa học sinh chúng em đã trải qua một năm học rất đặc biệt, chưa từng có tiền lệ và khó có thể tưởng tượng ra kịch bản. Thời gian nghỉ học vì dịch bệnh khá dài, những ngày đầu khi tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học trên truyền hình, chúng em khá bỡ ngỡ, khó thích ứng. Nhưng dần dần, khi bình tĩnh, chủ động thì việc học bắt đầu vào guồng và điều này được minh chứng qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10”.

Chỉ có thầy cô đến trường khai giảng

Ngày 5.9, thay cho hình ảnh rộn ràng đón chào học sinh khai giảng thì ở Đà Nẵng mỗi trường chỉ có một số thầy cô giáo đại diện trong ngày đầu năm học mới.
Đây là lần đầu tiên “vùng dịch” Đà Nẵng có một ngày khai giảng đặc biệt khi học sinh toàn thành phố chính thức bước vào năm học mới bằng lễ khai giảng trực tuyến, nhận những lời dặn dò, lời chúc trên... ti vi, trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
An Dy
Theo Hoàng Ngân, nhắc lại những điều trên để có sự chuẩn bị cho một năm học mới. Khi diễn biến dịch vẫn đang phức tạp, VN vẫn đang huy động mọi lực lượng, khuyến khích người dân tăng cường ý thức phòng chống dịch thì học sinh cũng cần tích cực thay đổi việc học cho bản thân. Chủ động trong việc tiếp cận kiến thức, tăng cường khả năng tự học, trau dồi những kỹ năng mềm để sao cho trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể tiếp nối mạch kiến thức.

Vùng "tâm dịch" Đà Nẵng khai giảng trực tuyến

An Dy

Để thích ứng với những thay đổi, cô Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), cho hay Ban Giám hiệu cùng hội đồng sư phạm nhà trường đã họp bàn cùng đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm cần lưu ý vào năm học mới. Theo đó, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học. Trong điều kiện cho phép tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hoạt động STEM. Tiếp tục đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng mềm cho học sinh để sao cho các em chủ động thích ứng trong mọi hoàn cảnh.

Khai giảng qua sóng phát thanh

Ngày 5.9, hơn 234.000 học sinh Tây Ninh đã tham dự lễ khai giảng ngay tại phòng học qua hệ thống phát thanh của trường.
Ông Nguyễn Thành Bửu, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Ninh (TP. Tây Ninh), nhấn mạnh: “Đây có lẽ là ngày khai giảng đặc biệt nhất trong đời đi dạy của tôi. Bởi lễ khai giảng được tổ chức trong hoàn cảnh diễn biến dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp. Do đó, nhà trường chọn cách khai giảng tại các lớp học để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tất cả các em học sinh và cán bộ giáo viên”.
Phạm Trúc Linh, học sinh lớp 11A12 Trường THPT Tây Ninh, nói: “Năm nay do dịch Covid-19 nên tụi em phải dự lễ khai giảng trên lớp mà không tổ chức dưới sân trường như mọi năm. Nhưng em cảm thấy rất vui vì đối với em càng đặc biệt khi là năm em bước vào lớp 11, thay đổi rất nhiều so với năm học trước”.
Giang Phương
Nhấn mạnh giáo dục phải luôn thay đổi, dịch Covid-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội, thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), khẳng định: “Thay vì ngồi than vãn, lo sợ thì hãy coi thách thức và cơ hội đó là điểm tích cực để cố gắng thay đổi một cách trọn vẹn mà trước đây bị giới hạn bởi sức ì tâm lý”.
Theo thầy Du, trong tình hình mới, giáo viên cần tạo tâm thế chủ động để nắm bắt tình hình, sẵn sàng chuyển đổi hình thức dạy học, thực hiện song song giữa việc học trực tuyến và trực tiếp.
“Đây là thời điểm phát huy phương pháp dạy học theo phương thức mới, phù hợp với cuộc sống. Thay vì học sinh đến lớp nghe giảng, làm bài kiểm tra trên giấy thì có thể xem phim tìm hiểu kiến thức, học trực tuyến, thực hiện các dự án. Năm học vừa qua chính là phép thử nhưng đến năm học mới này bắt buộc thực hiện”, thầy Du nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.