Ngày mới với tin tức sức khỏe: 8 loại vật dụng tối kỵ dùng chung

04/07/2021 00:16 GMT+7

Chuyên gia về vi trùng tối kỵ dùng chung 8 loại vật dụng này , 6 quy tắc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường , Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ ... là những thông tin sức khỏe bạn cần biết trong ngày mới 4.7.

Chuyên gia về vi trùng tối kỵ dùng chung 8 loại vật dụng này

Đây là những thứ mà các chuyên gia về vi trùng không bao giờ dùng chung, theo The Healthy.
Vi trùng ở khắp mọi nơi
Mọi người nhận thức rõ hơn về vi trùng và sự lây lan của vi trùng kể từ khi đại dịch Covid-19 tấn công. Nói chung, càng thường chạm vào nhiều thứ thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn và virus càng cao, bác sĩ Kristine Arthur, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast, California (Mỹ), cho biết.
Nếu bạn muốn giữ cho bạn bè hoặc gia đình của mình không bị lây nhiễm vi trùng, đừng dùng chung các vật dụng sau.
Chuyên gia về vi trùng tối kỵ dùng chung 8 loại vật dụng này - ảnh 1

Dùng chung đồ cắt móng tay có thể là thói quen nguy hiểm

ẢNH: SHUTTERSTOCK

1. Bút

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bút để bàn dùng nơi công cộng có nhiều vi trùng gấp 46.000 lần so với một bệ ngồi toilet thông thường. Đó là lý do tại sao tiến sĩ Arthur không dùng chung hoặc mượn bút ở những nơi công cộng, đặc biệt là ở bệnh viện, theo The Healthy.
Cô Arthur nói: “Mọi người đều chạm vào bút, đặc biệt ở bệnh viện là nơi có nhiều người bị bệnh, những cây bút này thậm chí còn có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc virus hơn. Hãy mang theo bút của riêng bạn để điền vào các biểu mẫu”. 
2. Thức ăn
Các chuyên gia khuyên vẫn không nên chia sẻ thức ăn ngay cả với người thân.
Jolene Caufield, cố vấn cấp cao tại tổ chức sức khỏe Healthy Howard (Mỹ), cho biết chia sẻ thức ăn với người khác là cách dễ nhất để truyền nước bọt sang người khác, khiến họ dễ bị nhiễm virus hơn, đặc biệt nếu một người mắc bệnh mà không có triệu chứng.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Chuyên gia về vi trùng tối kỵ dùng chung 8 loại vật dụng này trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 4.7. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về lời khuyên của các chuyên gia như: Chuyên gia nói về 4 lý do khiến bạn không thể giảm cânChuyên gia nói về 7 ‘lầm tưởng’ và sự thật về cà phê...
 6 quy tắc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường
Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe và kiểm soát mức độ dao động của lượng đường trong máu của bạn.
Cho dù bạn bị tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao) hay hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), nhận thức được tình trạng của bạn có thể hướng dẫn bạn cách quản lý và kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là trong thời gian COVID-19.
Dưới đây là 6 quy tắc sẽ giúp bạn khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, theo Times of India.

1. Ăn uống lành mạnh

Khi nói đến bệnh tiểu đường, điều quan trọng chính là chế độ ăn uống của bạn. Có một chế độ ăn uống tốt là một trong những cách tốt nhất để ổn định lượng đường trong máu. Hãy đảm bảo rằng các bữa ăn chính của bạn cách nhau không quá 4 đến 5 tiếng, tức là cứ sau 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng sẽ ăn một món gì đó. Nó sẽ giữ mức đường huyết của bạn trong phạm vi mục tiêu.
Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như mì, gạo trắng, bánh mì trắng làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy tránh đưa chúng vào chế độ ăn uống của bạn.
Thay vào đó, bạn có thể ăn các loại thực phẩm có chỉ số Glycemic (GI) thấp như yến mạch, gạo lứt, lúa mì...

2. Tập thể dục thường xuyên

6 quy tắc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường - ảnh 1

Tập thể dục cũng giúp duy trì lượng đường trong máu, vì vậy hãy cố gắng đốt cháy một số calo bằng cách tập thể dục mỗi ngày

SHUTTERTOCK

Tập thể dục cũng giúp duy trì lượng đường trong máu, vì vậy hãy cố gắng đốt cháy một số calo bằng cách tập thể dục mỗi ngày. Nhưng hãy luôn kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi tập luyện và nếu bạn thấy chúng quá cao hoặc quá thấp, hãy cho bản thân nghỉ ngơi vào ngày hôm đó.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài 6 quy tắc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 4.7. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bệnh tiểu đường như: 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ănĐau kiểu này là bệnh tiểu đường đã trở nặng...

Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ

Tăng huyết áp, còn được gọi là huyết áp cao, rất phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, hàng chục triệu người Mỹ mắc phải căn bệnh này.
Thật không may, nó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim và đột quỵ, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người Mỹ.
Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để không chỉ ngăn huyết áp tăng vọt ngay từ đầu mà còn giảm huyết áp vốn đã cao, theo Eat This, Not That!

1. Tăng huyết áp là gì?

Tiến sĩ Darren P. Mareiniss, trợ lý Giáo sư về Y học Cấp cứu Trường Cao đẳng Y tế Sidney Kimmel - Đại học Thomas Jefferson (Mỹ), giải thích: Tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tăng cao. Mặc dù nó có vẻ vô hại nhưng về lâu dài, tăng huyết áp có thể góp phần gây ra các bệnh tim mạch, thần kinh và thận đáng kể.

2. Huyết áp cao được chẩn đoán như thế nào?

Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ - ảnh 1

Đo huyết áp

SHUTTERTOCK

Hiệp hội Tim mạch Mỹ có một hệ thống phân loại về huyết áp: Tăng huyết áp giai đoạn I là huyết áp tâm thu 130-139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 và cao huyết áp giai đoạn II là huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc tâm trương từ 90 trở lên.
"Chẩn đoán thường được thực hiện với các báo cáo lặp đi lặp lại về huyết áp cao trên mức bình thường, cấp cứu tăng huyết áp (huyết áp tăng với tổn thương cơ quan cuối), tăng huyết áp với tăng huyết áp liên quan đến tổn thương cơ quan cuối hoặc một đợt tăng huyết áp nặng không triệu chứng (huyết áp tâm thu > 180 hoặc huyết áp tâm trương > 120)", tiến sĩ Mareiniss giải thích, theo Eat This, Not That!

Và đâu là những điều bạn có thể làm để không chỉ ngăn huyết áp tăng vọt ngay từ đầu mà còn giảm huyết áp vốn đã cao? Mời bạn xem tiếp nội dung bài Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 4.7. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về huyết áp và đột quỵ như: 10 điều quan trọng về đột quỵ bác sĩ muốn bạn biết7 quy tắc để ngăn ngừa đột quỵ...
Kính chúc các bạn một ngày một ngày chủ nhật vui tươi và hạnh phúc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.