Ngày mới với tin tức sức khỏe: Người tuổi 50 ngủ thế nào để khỏe?

20/09/2024 00:10 GMT+7

'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Làm gì nếu sốt kéo dài hơn 24 giờ không khỏi?; Đi bộ rất tốt nhưng hãy cẩn thận những vấn đề này...

Người trên 50 tuổi cần ngủ bao nhiêu mới đủ?

Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.

Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp não được nghỉ ngơi và duy trì được khả năng tập trung vào ngày hôm sau. Sức khỏe và tâm trạng cũng được cải thiện nhờ giấc ngủ ngon.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Người tuổi 50 ngủ thế nào để khỏe? - Ảnh 1.

Người trên 50 tuổi vẫn có nhu cầu ngủ từ 7-9 giờ/đêm

ẢNH: PEXELS

Với người trưởng thành, dù còn trẻ hay đã già thì thời lượng ngủ tối ưu là từ 7-9 giờ/đêm. Tuy nhiên, một số người sẽ cần ngủ nhiều hơn một chút, trong khi số khác thì cần ngủ ít hơn. Với người trên 50 tuổi, ngủ đủ thời lượng từ 7-9 giờ/đêm không phải là điều dễ dàng.

Viện Lão khoa Quốc gia Mỹ cho biết người trên 50 tuổi có nhiều khả năng bị mất ngủ hơn. Thậm chí, ngay cả khi không bị mất ngủ thì họ vẫn có thể cảm thấy khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm. Các nghiên cứu cho thấy người trên 50 tuổi có xu hướng ngủ nông hơn. Giấc ngủ cũng có ít thời gian đi vào giai đoạn ngủ sâu, trong khi đây là giai đoạn giúp cơ thể phục hồi nhiều hơn.

Không những vậy, nhịp sinh học của họ cũng thay đổi và bắt đầu sớm hơn trong ngày. Đây là lý do vì sao người già hay thức dậy sớm hơn dù đôi khi họ không muốn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 20.9.

Làm gì nếu sốt kéo dài hơn 24 giờ không khỏi?

Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.

Sốt xảy ra khi thân nhiệt vượt mức 37 độ C. Sốt kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và suy yếu. Trong nhiều trường hợp, sốt sẽ kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn bị mê sảng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Người tuổi 50 ngủ thế nào để khỏe? - Ảnh 2.

Nếu sau 24 giờ mà cơn sốt không thuyên giảm, thậm chí sốt cao hơn thì người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra

ẢNH: PEXELS

Những cơn sốt thông thường có thể tự khỏi sau 24 giờ. Nhưng một số trường hợp có thể sốt dai dẳng kéo dài từ 10-14 ngày. Với những cơn sốt nhẹ, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để giúp cơn sốt mau khỏi.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì không được tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho uống.

Cơ thể thường sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn khi bị sốt. Do đó, người bệnh cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể uống sữa, nước dừa và nước ép trái cây. Các loại nước ép có nguồn gốc thực vật còn chứa vitamin và nhiều dưỡng chất có lợi khác, giúp tăng cường miễn dịch.

Nếu sau 24 giờ mà cơn sốt không thuyên giảm, thậm chí sốt cao hơn thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay. Trên thực tế, sốt là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị viêm nhiễm, chẳng hạn như bị cảm lạnh hoặc cúm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.9.

Bác sĩ dặn: Đi bộ rất tốt nhưng hãy cẩn thận những vấn đề sau

Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.

Vì vậy, cần nhận biết những dấu hiệu của đi bộ quá nhiều, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc nghiêm trọng, cần phải đi khám.

Sau đây, bác sĩ Anuj Chawla, chuyên gia tư vấn - chỉnh hình tại Bệnh viện CK Birla Gurugram (Ấn Độ), chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa khi đi bộ thể dục, bạn cần phải tuân thủ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Người tuổi 50 ngủ thế nào để khỏe? - Ảnh 3.

Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục, nhưng đi quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe

Ảnh: Pexels

Đi bộ quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, nhận biết các dấu hiệu cho thấy gắng sức quá mức khi đi bộ là rất quan trọng để tránh bị thương và bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Sau đây là một số vấn đề phổ biến có thể xảy ra do đi bộ:

Đau lưng dưới. Một vấn đề sức khỏe khi đi bộ là đau lưng dưới, nhất là người có tư thế xấu hoặc cơ lõi yếu. Căng thẳng ở cột sống và cơ lưng dưới khi đi bộ quá nhiều hoặc thậm chí khi đứng lâu có thể gây đau từ âm ỉ đến đau nhói.

Đau bàn chân. Đau ở bàn chân, đặc biệt là gót chân, vòm và ngón chân, những dấu hiệu sớm nhất của đi bộ quá nhiều. Viêm cân gan bàn chân thường xảy ra khi đi bộ đường dài mà không dừng lại nghỉ ngơi đầy đủ hoặc mang giày dép không phù hợp. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.