Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao cần tập thể dục từ tuổi trung niên?

08/10/2024 00:10 GMT+7

'Muốn bảo vệ bản thân khỏi huyết áp cao khi lớn tuổi, bạn cần phải tập thể dục lâu dài từ tuổi trung niên'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nặng 50 kg, uống bao nhiêu nước mỗi ngày là tốt nhất?; Cách tập chỉ 5 phút/ngày giúp tim khỏe mạnh; Nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày?...

Bạn cần đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày để kiểm soát huyết áp?

Lợi ích sức khỏe của tập thể dục như đi bộ không thể một sớm một chiều mà đạt được ngay, mà cần phải có thời gian để phát huy tác dụng, thậm chí kéo dài hàng chục năm.

Với bệnh huyết áp cao cũng vậy, nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí khoa học American Journal of Preventive Medicine, cho thấy muốn bảo vệ bản thân khỏi huyết áp cao khi lớn tuổi, bạn cần phải tập thể dục lâu dài từ tuổi trung niên.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao cần tập thể dục từ tuổi trung niên?- Ảnh 1.

Đạt được ít nhất 300 phút tập luyện vừa phải như đi bộ nhanh hoặc 150 phút tập luyện mạnh mẽ mỗi tuần có thể có tác dụng phòng ngừa tăng huyết áp. Mức này tương đương với đi bộ nhanh 43 phút mỗi ngày

Ảnh: Pexels

Huyết áp cao là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng tỉ người trên toàn thế giới. Nó có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Các nhà khoa học từ Đại học California, San Francisco, Mỹ (UCSF) đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 5.100 người lớn. Những người tham gia được theo dõi sức khỏe trong 3 thập kỷ bằng các đánh giá thể chất, bảng câu hỏi về thói quen tập thể dục, tình trạng hút thuốc và lượng rượu tiêu thụ.

Kết quả cho thấy, đạt được ít nhất 300 phút tập luyện vừa phải như đi bộ nhanh hoặc 150 phút tập luyện mạnh mẽ mỗi tuần có thể có tác dụng phòng ngừa tăng huyết áp. Mức này tương đương với đi bộ nhanh 43 phút mỗi ngày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.10.

Cách tập chỉ 5 phút/ngày giúp tim khỏe mạnh

Điều không phải ai cũng biết là những lựa chọn sức khỏe ở những năm 30 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch sau này. Một số cách tập luyện đơn giản có thể giúp tim khỏe mạnh và ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim về sau.

Trước đây, bệnh tim chủ yếu là mối lo ngại sức khỏe của người già. Nhưng giờ đây, không chỉ người già mà những người trẻ trong độ tuổi 30, thậm chí hơn 20 tuổi, cũng đang đối diện với nguy cơ của các bệnh tim mạch.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao cần tập thể dục từ tuổi trung niên?- Ảnh 2.

Leo ít nhất 30 bậc thang/ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và nhiều lợi ích khác cho sức khỏe

ẢNH: PEXELS

Người trẻ đang đối diện nhiều hơn với các yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, từ ô nhiễm không khí, thực phẩm kém lành mạnh đến căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người trẻ là công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, thói quen ăn món nhiều đường và ít tập thể dục.

Một số điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt hằng ngày vào những năm 30 tuổi có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim khi về già. Với những người quá bận rộn, ít có thời gian tâm luyện thể thao thì leo khoảng 30 bậc thang/ngày sẽ giúp giảm đáng để nguy cơ mắc bệnh tim.

Leo 30 bậc thang tương đương 2 tầng lầu và mất chỉ khoảng vài phút. Tuy nhiên, bài tập này có tác dụng tăng cường sức khỏe tim, đặc biệt là khi thực hiện thường xuyên. Các chuyên gia khuyến cáo những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều thì nên thường xuyên đi thang bộ. Họ nên đi thang bộ ít nhất 2 tầng, sau đó có thể đi thang máy hoặc tiếp tục đi thang bộ. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.10.

Nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày?

Trái cây, với nhiều hương vị và đa dạng màu sắc, không chỉ là món tráng miệng hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, bà Swatee Sandhan, chuyên viên dinh dưỡng tại Bệnh viện Jupiter (Ấn Độ), cho biết: "Ăn quá nhiều trái cây có thể gây hại cho sức khỏe. Đường trong trái cây có thể gây tăng cân, tiểu đường, biến chứng về tuyến tụy, rối loạn thận, sâu răng, cũng như thiếu vitamin B12, canxi, vitamin D và axit béo omega-3".

Theo bà Sandhan, việc tiêu thụ 2 loại trái cây mỗi ngày là tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ nhiều hơn có thể có tác dụng có hại đối với sức khỏe.

Dưới đây là một số tác hại khi tiêu thụ quá nhiều trái cây.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao cần tập thể dục từ tuổi trung niên?- Ảnh 3.

Ăn quá nhiều trái cây có thể gây hại cho sức khỏe

Ảnh: Pexels

Tiểu đường, tăng cân và sức khỏe tim. Trái cây có đường tự nhiên và một số giàu calo. Do đó, tiêu thụ quá nhiều trái cây có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Lượng đường fructose dư thừa trong hầu hết các loại trái cây có thể gây kháng insulin, béo phì và tiểu đường.

Điều này dẫn đến sự tích tụ chất béo, làm suy yếu khả năng dung nạp glucose và chức năng cơ thể bình thường. Nó cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp và nồng độ axit uric.

Các vấn đề tiêu hóa. Một chế độ ăn giàu chất xơ là cần thiết cho tiêu hóa. Song, hàm lượng chất xơ cao trong trái cây có thể gây khó tiêu hóa khi tiêu thụ quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi, thiếu vitamin và các triệu chứng khác. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.