Rất nhiều người đang chọn chạy bộ làm môn thể thao để tăng cường sức khỏe. Dù là người mới tập hay chạy đã lâu thì đều có nguy cơ bị đau, thậm chí chấn thương khi tập luyện, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Đau nhức vòm bàn chân sau khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của viêm cân gan chân |
SHUTTERSTOCK |
Nhiều chấn thương xảy ra khi chúng ta tập luyện quá sức hoặc chạy không đúng tư thế. Những chấn thương thường gặp khi chạy bộ có thể kể đến gồm:
Chấn thương gân
Một trong những chấn thương liên quan đến gân thường gặp khi chạy bộ là viêm gân Achilles. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là đau nhói gân Achilles, nằm ngay trên gót chân.
Gân Achilles bị viêm khi cơ bắp chân bị kéo căng quá mức. Gân này cũng có thể đau nếu bạn đột ngột chạy nhiều hơn trên địa hình dốc hoặc đi giày quá cũ.
Loại viêm gân khác là viêm cân gan chân, xảy ra khi bàn chân phải vận động quá nhiều. Cơn đau của loại viêm gân này đặc trưng với cảm giác đau nhức vòm bàn chân, thường xuất hiện vào buổi sáng, khi vừa bước chân ra khỏi giường. Chạy trên bề mặt cứng hoặc tăng quãng đường chạy một cách đột ngột có thể gây viêm cân gan chân.
Chấn thương xương và sụn
Đau xương cẳng chân là tình trạng mà xương cẳng chân sẽ bị đau nhức do chạy quá mức. Cơn đau thường xuất hiện khi người chạy bộ đột ngột tăng nhanh cường độ tập. Thường xuyên chạy trên các bề mặt mềm như sân cỏ, đường đất bỗng chuyển sang về mặt cứng như đường nhựa cũng có thể gây ra tình trạng này.
Đau xương cẳng chân cũng dễ xảy ra ở những người mà hông yếu hoặc cơ bắp chân đang căng cứng. Hông và bắp chân lúc đó không còn giúp giảm được chấn động ở từng bước chạy, từ đó tác động lực lớn lên xương cẳng chân.
Để giảm nguy cơ xảy ra chấn thương khi chạy, mọi người cần mang loại giày thể thao phù hợp. Chạy từ 500 km đến 800 km thì cần phải thay giày. Khởi động kỹ và sải chân ngắn khi chạy cũng có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương, theo Healthline (Mỹ).
Bình luận (0)