Quân đặc nhiệm phương Tây ở Ukraine?
Một tài liệu đề ngày 23.3 đã đề cập đến sự hiện diện của một số lượng nhỏ các lực lượng đặc biệt của phương Tây đang hoạt động bên trong lãnh thổ Ukraine.
Tài liệu này không nêu cụ thể hoạt động hay vị trí của họ. Anh có số lượng binh sĩ nhiều nhất là 50 người. Tiếp theo là Latvia (17 người), Pháp (15 người), Mỹ (14 người) và Hà Lan là 1 người.
Chính phủ các nước phương Tây thường tránh không bình luận về thông tin nhạy cảm như vậy. Tuy nhiên, chi tiết này có thể sẽ bị Moscow nắm bắt làm dẫn chứng cho tuyên bố các nước phương Tây đã "tham chiến" tại Ukraine.
Các tài liệu khác nhắc đến thời điểm các lữ đoàn đang được huấn luyện sẽ sẵn sàng để tham gia cuộc phản công sắp tới. Các tài liệu này liệt kê rất cụ thể số lượng xe tăng, xe bọc thép và pháo được các nước đồng minh viện trợ Ukraine.
Theo tờ The Washington Post, một tài liệu bị rò rỉ hồi đầu tháng 2 đã bày tỏ nghi ngờ về cơ hội thành công của Ukraine trong cuộc phản công sắp tới khi khó duy trì đủ lực lượng.
Tài liệu cũng đề cập đế những khó khăn của Ukraine để duy trì hệ thống phòng không trước nguy cơ cạn kiệt tên lửa.
Về con số thương vong, một hình ảnh chụp lại cho thấy Nga có thể mất đến 223.000 lính thiệt mạng hay bị thương, còn Ukraine chịu thương vong lên đến 131.000 binh sĩ.
Một số quan chức Ukraine không đánh giá cao các thông tin rò rỉ và cho rằng đó có thể là đòn chiến tranh thông tin của Nga.
Tài liệu mật rò rỉ nhiều tuần, vì sao giới chức Mỹ không biết?
Ai Cập bí mật cung cấp tên lửa cho Nga?
Theo Washington Post, một trong các tài liệu bị lộ hồi tháng 2 đã đề cập việc Ai Cập có kế hoạch sản xuất 40.000 tên lửa cho Nga.
Tờ Washington Post cho biết Tổng thống Abdul Fatah al-Sisi đã yêu cầu các quan chức giữ bí mật việc sản xuất và vận chuyển "để tránh các vấn đề với phương Tây".
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu Ai Cập sẽ bán tên lửa cho Nga.
Hiện không rõ điều này có bắt nguồn từ một cảnh báo trực tiếp của Washington tới Cairo hay không. Ai Cập là một trong những nước nhận hỗ trợ an ninh lớn nhất của Mỹ trị giá khoảng 1 tỉ USD mỗi năm.
Một quan chức Ai Cập giấu tên nói rằng những thông tin này "hoàn toàn vô căn cứ" và cho biết Cairo không đứng về phía nào trong cuộc chiến tại Ukraine. Còn Điện Kremlin gọi đây là "tin vịt".
Nghi phạm vụ rò rỉ tài liệu quân sự Mỹ lần đầu ra tòa
Hàn Quốc bị ép buộc cung cấp vũ khí cho Ukraine?
Một tài liệu mật mà hãng tin BBC tiếp cận được cho thấy rằng Seoul rất miễn cưỡng trước sức ép từ Mỹ về việc chuyển vũ khí cho Kyiv.
Báo cáo này dựa trên thông tin tình báo ghi lại cuộc trò chuyện nhạy cảm giữa một số cố vấn an ninh quốc gia.
Có vẻ như Hàn Quốc đang lưỡng lự giữa áp lực từ Mỹ muốn Seoul chuyển đạn dược cho Ukraine, và chính sách không cung cấp vũ khí cho các nước đang có cung đột vũ trang.
Một trong các cố vấn của Hàn Quốc đã đề nghị gửi đạn pháo sang Ba Lan.
Theo một thỏa thuận tái cung ứng năm 2022, Seoul đã kiên quyết yêu cầu Mỹ không thể trực tiếp chuyển vũ khí cho Ukraine.
Hàn Quốc không sốt sắng cung cấp vũ khí cho Ukraine vì không muốn trở thành kẻ thù của Nga.
Rò rỉ mới đã gây ra quan ngại an ninh ở Seoul. Một số chính trị gia đối lập đã chất vấn bằng cách nào Mỹ có thể nghe lén một cuộc đối thoại cấp cao như vậy.
Trung Quốc thử vũ khí bội siêu thanh vào tháng 2
Trong số tài liệu rò rỉ mà tờ Washington Post tiếp cận được, có tài liệu đề cập việc Bắc Kinh đã tiến hành thử nghiệm phương tiện lướt siêu thanh DF-27 hồi ngày 25.2.
Theo tài liệu này, tên lửa bội siêu thanh của Trung Quốc đã bay trong 12 phút với khoảng đường di chuyển đến 2.100 km.
Theo thông tin của tờ Washington Post, tên lửa bội siêu thanh thử nghiệm của Trung Quốc có "độ chính xác cao" và khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Thông tin bị rò rỉ cũng đề cập đến chi tiết một số tàu chiến mới của Trung Quốc và vụ phóng thử tên lửa vào tháng 3.2023 nhằm tằng cường năng lực triển khai tấn công của quân đội Trung Quốc
Bình luận (0)