Sập hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo: Giành giật sự sống

(TNO) Suốt đêm qua và sáng hôm nay (18.12), công tác cứu hộ 12 công nhân bị kẹt lại trong hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đang diễn ra khẩn trương

(TNO) Suốt đêm qua và sáng hôm nay (18.12), công tác cứu hộ 12 công nhân bị kẹt lại trong hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đang diễn ra khẩn trương.


Toàn cảnh cứu hộ 12 công nhân trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo - Đồ họa: Vy Anh

Mũi khoan kẹt cứng

19 giờ 40: Trời bắt đầu chuyển mưa. Lực lượng cứu hộ vẫn nỗ lực thay phiên nhau đào 2 đường hầm song song với hầm chính. 

18 giờ: Lực lượng cứu hộ buộc phải ngừng mũi khoan trên đỉnh đồi khi chỉ còn cách mục tiêu khoảng 20 m vì mũi khoan bị kẹt cứng do gặp lớp đá quá cứng. Phương án khoan này nhằm tiếp tế quần áo, thực phẩm cho công nhân bị nạn. Lực lượng cứu hộ phải khoan lại từ đầu tại vị trí cách vị trí cũ khoảng 10 m.

15 giờ 30: Sau khi thị sát hiện trường vụ sập hầm, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết hiện các lực lượng của Tập đoàn Than - Khoáng sản, bộ đội công binh và các lực lượng khác đang thực hiện những biện pháp cứu hộ người bị nạn, tuy nhiên tốc độ không nhanh như ý muốn. Lý do là địa chất của khu vực này rất yếu, nếu làm nhanh mà không tính thì rất nguy hiểm đến tính mạng của những người kẹt bên trong.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đến tận hầm thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo biểu dương tinh thần của các lực lượng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Lâm Đồng, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
“Vì vậy hôm nay công binh đưa ra thêm một giải pháp là mở thêm một đường nữa đi theo ngách bên trái của hầm. Phương án này để tránh rủi ro nếu tuyến bên phải không đi nhanh được có thể có thêm tuyến bên trái. Hiện nay việc cứu hộ đang đi hai tuyến song song. Và một tuyến nữa là chúng ta khoan từ trên nóc hầm xuống”, Phó thủ tướng nói.

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, khả năng đêm nay lực lượng cứu hộ có thể thông mũi khoan trên nóc hầm để tiếp tế quần áo cũng như thuốc men cho người kẹt bên trong hầm, bảo đảm sức khỏe cho họ. Theo tính toán, hiện nay tốc độ tối đa của ngách bên phải là 8 m/ngày và như thế phải mất khoảng 3 ngày nữa lực lượng cứu hộ mới có thể vào bên trong được.
Ông Hải cho biết thêm mọi việc chưa thể nói trước điều gì. Hiện nay ngách bên phải đang vấp phải đá. Tới đây lực lượng cứu hộ phải sử dụng liều thuốc nổ nhỏ để phá đá. Nhưng việc làm này phải hết sức thận trọng bởi vì nó có thể vùi lấp các đường tiếp nước, thực phẩm, sữa...
Về câu hỏi liệu có nhờ những nước có kinh nghiệm cứu nạn sập hầm tham gia cứu nạn hay không, ông Hải cho biết cho đến nay các nước chưa có các giải pháp nào hơn. Hiện lực lượng cứu hộ đã thực hiện các giải pháp.


Bạn trẻ chia sẻ về vụ sập hầm thủy điện 

Đào thêm đường hầm cứu hộ bên trái 

12 giờ: Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng cho biết Ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn đã thống nhất sẽ triển khai đào thêm đường hầm cứu hộ bên trái song song vị trí đất sạt lở; đêm qua đã đào đường hầm bên phải, đến nay đạt độ sâu khoảng 7 m. Công việc này do lực lượng công binh đảm nhiệm còn các cán bộ Trung tâm cấp cứu (Bộ Công thương) hướng dẫn kỹ thuật.
Để đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ cứu nạn, đại tá Phạm Văn Tỵ, Phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đề xuất đặt các ống thép đường kính 50-60 cm dọc đường hầm, đặc biệt tại các vị trí địa chất yếu, hầm có nguy cơ sập, đề phòng nếu hầm bị sập hoặc đất sạt lở thì lực lượng cứu hộ cứu nạn sẽ có đường thoát hiểm.


 
Danh sách 12 nạn nhân đang mắc kẹt trong hầm
1. Phạm Xuân Đăng, 1964, ngụ Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc
2. Nguyễn Anh Tuấn, 1981, ngụ Hà Tĩnh
3. Phạm Viết Lành, 1994, ngụ Nghệ An
4. Phạm Viết Nam, 1973, ngụ Nghệ An
5. Đặng Thị Hồng Ngọc, 1988, ngụ Nghệ An
6. Trương Tuấn Việt, 1984, ngụ Hà Nội
7. Nhỡ Văn Tường, 1986, ngụ Hà Nam
8. Hoàng Tiến Đoàn, 1989, ngụ Nam Định
9. Hoàng Anh Văn, 1980, ngụ Nam Định
10. Hoàng Đình Hường, 1984, ngụ Nam Định
11. Hoàng Đình Thịnh, 1986, ngụ Nam Định
12. Nguyễn Văn Quang, 1976, ngụ Hà Tĩnh

Hiện nay, các lực lượng cứu hộ chia nhiều tổ thay ca để đào hầm và tiếp tục khoan đường ống thoát nước, do không gian trong hầm chật hẹp nên mỗi tổ công tác chỉ có 8 người đào hầm, 8 người khoan đường ống. 

Mực nước trong hầm cao khoảng 1 m 

11 giờ: Lực lượng công binh cho biết dù đã bơm nước suốt đêm qua, nhưng đến nay mực nước trong hầm vẫn cao khoảng 1 m. Dù có 2 máy bơm liên tục nhưng do công suất nhỏ nên mức nước mới rút được khoảng 30 cm. Các công nhân bên trong phải ngồi lên 2 xe trộn bê tông kẹt trong hầm. Việc hút nước hiện nay chỉ duy trì mức nước khỏi dâng cao.
Từ 23 giờ đêm 17.12, lực lượng Công binh Quân khu 7 đã đổi phương án đào hầm cứu hộ. Theo ông Đỗ Việt Phương, chỉ huy lực lượng cứu hộ, cho biết việc đào trực tiếp vào hầm không mang lại hiệu quả, nên từ đêm qua phải đổi phương án đào vòng vào ngách hầm.  
10 giờ 30: lực lượng công binh đưa máy ép thủy lực công suất lớn đến hiện trường vụ sập hầm thủy điện.

Máy ép thủy lực được vận chuyển từ Nha Trang (Khánh Hòa) suốt đêm qua 17.12, theo sự điều động của Lữ đoàn 293, Bộ Tư lệnh Công binh (Bộ Quốc phòng). Hy vọng với máy ép này việc cứu 12 người bị kẹt trong hầm thuận lợi hơn.

Theo lực lượng Công binh Quân khu 7, sau một ngày tích cực làm việc 3 ca đã đào và cừ được 5 m trên 35 m hầm bị sập.  

Đề xuất 2 phương án cứu hộ
10 giờ: Lực lượng cứu hộ bắt đầu triển khai các phương án cụ thể để giải cứu nạn nhân bị mắc kẹt trong hầm. Lực lượng tham gia cứu hộ sáng nay gồm có 300 người. Riêng lực lượng PCCC TP.HCM tăng cường 45 người. Lực lượng phối hợp này chia thành nhiều kíp và trực xoay vòng từ sáng đến đêm.
Ban chỉ huy họp bàn triển khai phương án cứu hộ
Máy ép thủy lực
Nhiều lực lượng đã tập trung tại hiện trường
Lực lượng cứu hộ tiếp tục vào trong hầm cứu nạn
Khẩn trương chuẩn bị cứu nạn
Lực lượng cứu nạn từ TP.HCM vào khảo sát hiện trường
Trong sáng hôm nay có 2 phương án cứu hộ được lực lượng cứu hộ xin ý kiến thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng. Phương án 1 là đưa máy móc, thiết bị vào hầm để khoan cắt khối đất đá, tuy nhiên nhược điểm của phương án này là các máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện không có sẵn ở Lâm Đồng mà phải chuyển từ TP.HCM về, sẽ kéo dài thời gian. Phương án 2 là cho nổ mìn khi quá trình khoan cắt đất đá gặp phải đá cứng.
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn cho biết cần thiết phải có các phương án. Tuy nhiên, ông ủng hộ những phương án nào đảm bảo an toàn tính mạng.
Trắng đêm cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện
8 giờ 43: Hôm nay, lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn TP.HCM sẽ tăng cường 6 xe cho công cuộc cứu nạn sập hầm thủy điện. Trong đó 2 xe cứu hộ, 1 xe chỉ huy, 3 xe còn lại là các xe chở dụng cụ.
7 giờ 30: thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết sẽ tập trung đào, gia cố tuyến hầm phụ để đưa người ra. Nếu đào thủ công không được sẽ dùng súng bắn thủy lực để đẩy nhanh tốc độ. Yêu cầu cao nhất là làm sao để đưa người bị nạn ra trong ngày hôm nay.
Lực lượng cứu hộ truyền cháo cho nạn nhân mắc kẹt trong hầm
3 giờ: Công tác cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương, dự kiến sẽ rất khó khăn trong những ngày tới.
0 giờ 30: PV Thanh Niên Online đã tiếp cận khu vực cứu nạn nằm cách miệng hầm hơn 500 m. Lúc này tại hiện trường, khoảng hơn 60 người đến từ trung tâm cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn Than -Khoáng sản và Công ty ty cổ phần Sông Đà 5 đang cật lực giành lại sự sống của 12 người công nhân đang mắc kẹt ở phía bên kia đường hầm.
Một số hình ảnh về công tác cứu hộ đêm qua và rạng sáng nay 18.12.
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 1Trong hầm vẫn còn nhiều nước
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 2
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 3Nhiều máy móc chuyên dụng được đưa vào hầm để phục vụ công tác cứu hộ
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 4Việc cứu hộ diễn ra khẩn trương
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 5Máy bơm chuyên dụng hút nước ra ngoài
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 6Đưa cháo đến để bơm vào cho những người bị nạn
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 7Khoan lấy đất đá lấp hầm khiến 12 người mắc kẹt
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 8
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 9
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 10Hút nước ra khỏi hầm là công việc quan trọng của cứu hộ
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 11Vật liệu được vận chuyển vào để gia cố hầm
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 12Hàn gia cố thành hầm để tránh có sự cố tiếp theo
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 13Công nhân ăn bánh mì, mì tôm trong khi cứu hộ
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 14
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 15
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 16
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 17Nước đang được bơm ra
Cận cảnh trắng đêm cứu hộ vụ sập hầm thủy điện - ảnh 18Ngoài cửa hầm nơi các công nhân đang mắc kẹt
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.