Sau các tội ác vì kỳ thị người gốc Á, nạn nhân vượt qua nỗi sợ hãi thế nào?

02/05/2021 08:00 GMT+7

Năm 2020, mọi chuyện đã thay đổi đối với cô Tracy Park, cư dân Los Angeles, sau khi căng thẳng vì đại dịch Covid-19 khiến nhiều người chuyển sang thù hằn cá nhân và cô bị một nhóm thanh niên tấn công trong một công viên khi đang chơi với con.

“Vào tháng 2.2020, tôi đang chơi ở đây cùng với con mình và chúng tôi sắp rời khỏi công viên, thì chúng tôi đi ngang qua một số thanh niên trẻ. Một trong số đó nói với tôi “đúng rồi, đem mấy đứa nhỏ mang virus corona đó cút khỏi công viên này đi”. Vì chúng tôi đang đi ra rồi nên tôi không dừng lại để làm rõ trắng đen với họ. Tôi chỉ tiếp tục đi ra thôi. Nhưng tôi thực sự, thực sự rất bàng hoàng về điều người đó nói và tôi sợ hãi cho con mình”, cô Tracy Park chia sẻ.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Thù hằn và Cực đoan, tội ác chống người Mỹ gốc Á đã tăng 149% trong năm 2020 ở 16 thành phố lớn.
Nhiều vụ tấn công nghiêm trọng được camera giám sát khi lại khắp nước Mỹ và thu hút sự chú ý đối với vấn nạn này.
Hiện tại, nhiều nạn nhân đang phải đi tư vấn tâm lý và gặp các tổ chức hỗ trợ để được giúp đỡ. Các chuyên gia tâm lý có hàng dài danh sách khách hàng đợi nhiều tháng liền. Tuy vậy những sang chấn tâm lý do bị phân biệt chủng tộc không có chẩn đoán tâm thần chính thức.
Để hỗ trợ các khách hàng, các chuyên gia sức khỏe tâm thần tập trung vào giải quyết các chấn thương cụ thể về chủng tộc và thế hệ.
“Lý do những cuộc trò chuyện này có ích khi tập trung nói về những sang chấn do phân biệt chủng tộc là vì chúng ta có thể tăng tuổi thọ cho các người da đen và da màu. Chúng ta có thể tăng thành tích học tập. Có thể giảm số lượng người da đen và da màu bị hệ thống tư pháp hình sự”, theo Bác sĩ Steven Kniffley Jr., nhà tâm lý học ở Louisville (bang Kentucky).
Còn đối với cô Park, cô bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng và khó ngủ sau sự cố ở công viên. Người mẹ 65 tuổi của cô cũng bị một người đàn ông da trắng khác đe dọa.
Không tìm đến chuyên gia tâm lý da trắng vì cô cho rằng thiếu sự thấu hiểu cần thiết, Park tìm được sự an ủi trong nhóm những người mẹ từng là nạn nhân của nạn thù hằn chống người gốc Á và tổ chức các “buổi giải stress” trực tuyến.
Cô còn sáng tác truyện tranh để thể hiện nỗi tức giận và các cảm xúc khác, không chỉ để giải tỏa bản thân mà còn giúp xoa dịu những người có vấn đề tương tự.
“Đây là trách nhiệm của mỗi người tại đất nước này, để xóa bỏ nạn cực đoan da trắng và đảm bảo rằng mỗi người trong đất nước này đều cảm thấy an toàn và con cái lớn lên cũng cảm thấy an toàn”, cô Park hy vọng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.