Serbia nói gì khi đạn hỏa tiễn của mình đến tay quân đội Ukraine?

Serbia nói gì khi đạn hỏa tiễn của mình đến tay quân đội Ukraine?

05/03/2023 08:42 GMT+7

Serbia đã bác bỏ thông tin trên các phương tiện truyền thông cho rằng một nhà sản xuất vũ khí địa phương đã bí mật vận chuyển đạn pháo tới Kyiv.

Ngày 3.3, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic đã đưa ra một tuyên bố về vấn đề này sau khi xuất hiện thông tin trên nhiều kênh truyền thông cho biết lực lượng Ukraine đã nhận được đạn pháo phản lực do Serbia sản xuất.

Nhà ngoại giao hàng đầu khẳng định Belgrade đã không cung cấp vật tư chiến tranh cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột hoặc thực hiện các chuyến hàng đến bất kỳ điểm đến "gây tranh cãi" nào.

Các phát ngôn tương tự cũng được Bộ Quốc phòng Serbia đưa ra trong một tuyên bố riêng, khẳng định rằng đã không cấp giấy phép cung cấp vũ khí nào cho Nga hoặc Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến sự.

Bộ lưu ý rằng chính phủ hoạt động nghiêm ngặt tuân theo các hạn chế quốc tế và các phán quyết của Liên Hiệp Quốc liên quan đến một số quốc gia hoặc thực thể. Đồng thời, Belgrade không thể chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi vi phạm tiềm ẩn nào do các bên thứ ba gây ra.

Serbia phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Ukraine - Ảnh 1.

Tên lửa ER Grad 2000 (G2000) 122 mm được sản xuất tại Serbia và có tầm bắn tối đa tăng lên tới 40km

TWITTER

Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng nhà sản xuất vũ khí Krusik thuộc sở hữu nhà nước Serbia đã cung cấp ít nhất một lô gồm 3.500 đạn hỏa tiễn 122mm được sử dụng cho các hệ thống pháo phản lực phóng loạt M-21 Grad do Liên Xô sản xuất. Lô hàng được cho là đã giao cho một khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ, rồi sau đó được chuyển đến Ukraine qua ngả Slovakia.

Nhà máy sản xuất vũ khí Krusik là đơn vị đầu tiên phủ nhận các cáo buộc. Doanh nghiệp này nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông đưa tin đã sử dụng "thông tin không đầy đủ và không liên quan". Nhà sản xuất cũng khẳng định họ chưa ký hợp đồng giao hàng với công ty Arca Savunma Sanayi Ticaret Limited của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được đề cập trong các tài liệu.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu hơn một năm trước, Belgrade đã duy trì lập trường trung lập vô cùng rõ ràng.

Tuy nhiên, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng như các quan chức hàng đầu khác đã nhiều lần nói rằng nước này đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ EU trong việc lên án hoạt động quân sự của Moscow và tham gia các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Nga.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.