Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Đại học Geneva (UNIGE, Thụy Sĩ) đã tiến hành thực nghiệm trên 193 học sinh từ 8 - 12 tuổi tại 8 trường học khác nhau ở TP.Geneva.
Theo đó, các em được thực hiện một bài kiểm tra chạy nhằm kích thích hoạt động hệ tim mạch rồi tham gia các bài kiểm tra nhận thức và khả năng ghi nhớ. Kết quả cho thấy những học sinh sau khi vận động đều hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn bình thường.
“Chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa thể lực với khả năng nhận thức của trẻ và từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả học tập ở trường”, chuyên gia Julien Chanal, đại diện nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Kết quả của nghiên cứu này cũng đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tổ chức kế hoạch giảng dạy trong trường học. Bằng cách chứng minh được mối liên hệ giữa năng lực thể chất và hiệu quả học tập, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng của các tiết hoạt động thể chất (đặc biệt là giờ học thể dục) đối với các môn học khác; đồng thời chỉ ra việc ép trẻ ngồi liên tục một chỗ để học mà bỏ qua vận động là một quan điểm sai lầm, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả học tập và sức khỏe của trẻ.
Bình luận (0)