Chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

27/11/2019 08:06 GMT+7

Đó là tên của hội thảo vừa diễn ra tại trụ sở của Viện Nghiên cứu Hudson ở thủ đô Washington D.C (Mỹ) vào rạng sáng nay (27.11) theo giờ VN.

Thời gian qua, Viện Nghiên cứu Hudson là nơi mà giới lãnh đạo cấp cao Mỹ “chọn mặt gửi vàng” để đưa ra các thông điệp mạnh mẽ về Trung Quốc. Năm 2018 và 2019, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo lần lượt có các bài phát biểu chỉ trích Trung Quốc tại các sự kiện do Viện Nghiên cứu Hudson tổ chức.

Úc khuyến cáo không hợp tác với nhiều đại học Trung Quốc

Reuters ngày 26.11 đưa tin Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) vừa công bố báo cáo trong đó cáo buộc 115 trường đại học Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội nước này và khuyến cáo các trường đại học Úc không nên hợp tác. “Việc hợp tác với các trường đại học của Trung Quốc ngày càng dễ đối mặt với nguy cơ bị tác động bởi quân đội hay các cơ quan an ninh, giám sát... của nước này”, chuyên gia Alex Joske (ASPI) cho biết.

Báo cáo của ASPI đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai nước ngày càng căng thẳng. Mới đây, Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO) cho biết đang “tích cực điều tra” việc Bắc Kinh cố gài gián điệp vào quốc hội. Thủ tướng Úc Scott Morrison sau đó nhấn mạnh vụ việc “vô cùng đáng lo lắng và quan ngại”. Đáp trả, phía Trung Quốc đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan.  
 Thanh Lương
Theo chương trình, hội thảo rạng sáng nay được điều phối bởi TS Satu Limaye (Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Tây, Mỹ) cùng 4 diễn giả là TS Satoru Nagao (học giả đến từ Nhật Bản, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Hudson) và TS Liselotte Odgaard (học giả đến từ châu Âu, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Hudson), TS Dhruva Jaishankar (Giám đốc Sáng kiến Mỹ - Quỹ nghiên cứu quan sát, Ấn Độ), PGS Richard Heydarian (chuyên gia của Philippines).
Hội thảo đưa ra nhiều quan điểm từ Đông Nam Á, châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ nhằm đánh giá những hành động, nhất là chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Qua đó, các chuyên gia đề xuất những quyết sách cho một số quốc gia liên quan hoặc chia sẻ lợi ích.
Ngay trước giờ hội thảo diễn ra, các diễn giả đã chia sẻ với Thanh Niên về góc nhìn đối với các chủ điểm thảo luận trên.

Mỹ và châu Âu cần phối hợp

Chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Trung Quốc đang tìm cách tăng cường hiện diện ở Biển Đông và Ấn Độ Dương gây bất lợi cho hệ thống liên quan Mỹ. Để chống lại thách thức từ Trung Quốc, các thành viên của châu Âu (EU) đang phối hợp với nhau bằng việc tạo ra những thể chế cũng như hợp tác kinh tế và an ninh. Trong đó, một nhóm thành viên EU do Pháp tiên phong đang theo đuổi chính sách ngoại giao hải quân ở Indo-Pacific. Qua đó, các thành viên EU thể hiện sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương về các giá trị, lợi ích cốt lõi như quyền tự do hàng hải, tăng cường bình đẳng nhằm chống lại các hành vi bá quyền.
Tuy nhiên, dù chia sẻ các giá trị về tự do cốt lõi với Mỹ, nhưng châu Âu vẫn còn hành động dựa trên lợi ích riêng của khu vực, dẫn đến sự khác biệt trong nỗ lực hành động giữa hai bên. Chính vì thế, Mỹ và châu Âu cần có những hoạt động phối hợp nhằm giải quyết hiệu quả hơn các thách thức ở Indo-Pacific liên quan các giá trị chung giữa hai bên như tự do hàng hải.
TS Liselotte Odgaard

Tokyo nên sát cánh cùng Washington

Những năm qua, Mỹ đã thể hiện các động thái mạnh mẽ nhằm phản ứng lại các hành vi của Trung Quốc. Tháng 12.2017, Washington công bố Chiến lược an ninh quốc gia nhấn mạnh “Trung Quốc và Nga thách thức quyền lực của Mỹ”. Lầu Năm Góc cũng có nhiều động thái theo đuổi chiến lược Indo-Pacific tập trung vào việc giải quyết các thách thức của Trung Quốc. Bên cạnh đó còn là các biện pháp không khoan nhượng, điển hình là tăng thuế suất, nhằm vào Trung Quốc.
Trong khi đó, về hình thức thì quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nhiều tín hiệu khả quan. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, còn dự kiến thăm chính thức Nhật Bản vào năm 2020.
Tuy nhiên, cần nhìn vào một thực tế là Tokyo không thể “đặt niềm tin” vào Bắc Kinh và bản chất môi trường chiến lược trong khu vực lại chẳng hề thay đổi. Bằng chứng là sau thời gian đầu cải thiện quan hệ quốc phòng thì số vụ căng thẳng trên vùng trời giữa hai bên lại tăng lên trong giai đoạn 2018 và 2019. Mới đây, một giáo sư Nhật Bản đã bị phía Trung Quốc bắt giữ. Chính vì thế, Tokyo cần sát cánh cùng Washington trong việc giải quyết thách thức đến từ Bắc Kinh.

TS Satoru Naga

Vai trò của Ấn Độ

Chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Nhiều quốc gia xung quanh Indo-Pacific có cùng lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ngoài những lo ngại chung như sự xâm phạm tự do hàng hải, Ấn Độ còn phải đối mặt với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ. Đó là những kế hoạch của Bắc Kinh cũng đe dọa quyền lợi của New Delhi. Chính vì thế, song hành cùng việc giải quyết những vấn đề riêng, Ấn Độ cũng đang tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương, mở rộng hợp tác với Đông Nam Á cũng như phối hợp chính sách an ninh với Mỹ, Nhật Bản và Úc. Chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở do Washington phát động phù hợp với lợi ích mà Ấn Độ hướng đến.

TS Dhruva Jaishankar

Cán cân Mỹ - Trung

Chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Nếu nhìn vào sức mạnh và khả năng phục hồi thì Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc. Vị thế của Mỹ được thể hiện về mặt công nghệ hay cả trí tuệ nhân tạo - vốn là lĩnh vực mà Trung Quốc tiêu tốn rất nhiều tiền, đồng thời đạt không ít thành tựu đáng nể. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì các bước tiến của Trung Quốc là chưa đủ để họ có thể giành ưu thế trước Mỹ trong cuộc đua hiện tại.
TS Richard Heydarian
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.