Bộ Y tế: Giãn cách ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể

Liên Châu
Liên Châu
15/09/2021 18:56 GMT+7

Hôm nay 15.9, Bộ Y tế có công điện đề nghị các địa phương liên tục đánh giá nguy cơ để giãn cách hoặc nới lỏng giãn cách ; nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước.

Giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất
Công điện do Bộ Y tế  gửi Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành về một số biện pháp phòng, chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.

Bộ Y tế: Giãn cách ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể

Tại công điện, Bộ Y tế đánh giá, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ vi rút trong dịch hầu họng gấp khoảng 1.000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).
Trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Các địa phương cần trả kết quả xét nghiệm sớm

KHÁNH PHƯƠNG

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ và tập trung một số nội dung sau:
Khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Xác định mục tiêu giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: thực hiện nghiêm việc giãn cách; đảm bảo lương thực thực phẩm; triển khai các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ cơ sở; đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia phòng, chống dịch.

Tiếp xúc bệnh nhân Covid-19 rồi test nhanh âm tính, vậy đã an toàn hay chưa | BÁC SĨ ƠI số 16

Thần tốc xét nghiệm
Thần tốc xét nghiệm nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR). Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5 - 7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và không để lây nhiễm khi lấy mẫu.
Tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.
Điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, cần trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia.

Có nên xét nghiệm kháng thể Covid-19 không, xét nghiệm ở đâu? | BÁC SĨ ƠI số 16

Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước
Công điện yêu cầu trưởng ban chỉ đạo các tỉnh, thành thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất.
Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21.8.2021; Quyết định 4038/QĐ-BYT ngày 21.8.2021; Quyết định 4109/QĐ-BYT ngày 26.8.2021; Quyết định 4349/QĐ-BYT ngày 10.9.2021). Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.