Dự toán 91 tỉ đồng, mới chuyển xuống địa phương 31 tỉ đồng
Chiều 13.10, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tổ chức buổi giám sát việc thực hiện gói hỗ trợ Covid-19 tại P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân.
Báo cáo tại buổi giám sát, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch UBND P.Bình Trị Đông A, cho hay dân số của phường hơn 100.000 người. Đợt 1 (thực hiện theo Công văn 2209/2021 của UBND TP.HCM), phường đã hỗ trợ cho 7.098 người và đợt 2 (thực hiện theo Công văn 2627/2021 và Công văn 2799/2021 của UBND TP.HCM), phường đã chi hỗ trợ cho 9.295 người.
Với gói hỗ trợ đợt 3 (thực hiện theo Nghị quyết 97/2021 của HĐND TP.HCM và Công văn 3181/2021 của UBND TP.HCM), UBND P.Bình Trị Đông A đã họp và chỉ đạo trưởng 10 khu phố tuyên truyền, phổ biến các biện pháp, chính sách hỗ trợ người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn cho hay, dự kiến có khoảng 91.000 được nhận hỗ trợ với dự toán kinh phí khoảng 91 tỉ đồng (mức 1 triệu đồng/người), tuy nhiên, kinh phí mới chuyển xuống địa phương khoảng 31 tỉ đồng. Hiện nay phường mới chi hỗ trợ cho khoảng 15.000 người. Danh sách hỗ trợ được công khai, đồng thời, địa phương cũng tạo mã QR trên Zalo để người dân có thể theo dõi, phản ánh.
Buổi giám sát gói hỗ trợ chiều 13.10 của Ủy ban MTTQ VN TP.HCM tại P.Bình Trị Đông A |
thu ngân |
Lãnh đạo UBND P.Bình Trị Đông A cũng đánh giá công tác chăm lo, hỗ trợ cho người dân tại địa phương nhận được nhiều quan tâm của quận, cũng như sự góp sức của các nhà hảo tâm; các chủ nhà trọ miễn, giảm tiền trọ hoặc hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động thuê trọ...
Tuy nhiên, phường cũng nêu ra những khó khăn khi thực hiện gói hỗ trợ đợt 3. Theo đó, phường có dân số đông (hơn 100.000 người), trong đó có rất đông công nhân và lao động tự do nghèo từ các tỉnh thành khác đến cư ngụ; thực tế, số hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn, nhiều hộ khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tình hình Covid-19 tại TP.HCM sau 2 tuần thực hiện Chỉ thị 18 có chuyển biến tích cực |
'Còn sót người dân chưa nhận hỗ trợ...'
Theo ông Toàn, địa phương chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Với tình hình dịch giã kéo dài, nguy hiểm, nhiều tổ trưởng, khu phố ngại tiếp xúc người dân nên việc lập danh sách người dân khó khăn chưa kịp thời, còn sót người dân chưa nhận hỗ trợ, chưa sâu sát với địa bàn.
Trong khi đó, thời gian giãn cách quá lâu, số người khó khăn tăng lên; chưa kể, một số hộ trong khu vực bị phong tỏa, cách ly không được rời khỏi nhà nên không cung cấp được thông tin để hỗ trợ.
Chính điều này dẫn đến việc phát sinh số hộ khó khăn vượt quá số lượng dự kiến ban đầu cần được hỗ trợ.
Ông Toàn kiến nghị thành phố cần có hướng dẫn kỹ đối tượng hộ dân nghèo, khó khăn chăm lo đợt 3. Đồng thời, bổ sung nguồn kinh phí chăm lo cho người dân trên địa bàn phường.
Covid-19 sáng 14.10: 849.691 ca nhiễm, 787.286 ca khỏi | Nhồi nhét người đi tiêm vắc xin |
Qua nghe báo cáo tại buổi giám sát, bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, yêu cầu địa phương tiếp tục cập nhập dữ liệu dân số, nắm được khu phố có bao nhiêu hộ dân, bao nhiều hộ khó khăn, bởi dữ liệu này rất quý giá để triển khai các chính sách khác sau này, ví dụ như chương trình "Giảm nghèo bền vững".
"Q.Bình Tân bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch, người dân bức xúc nhiều. Vì vậy, địa phương phải tiếp tục lắng nghe ý kiến người dân vì đây là một trong những yếu tố đảm bảo an ninh trật tự địa bàn", bà Hương nói và lưu ý, địa phương cần làm rõ các tiêu chí để xác định "người có hoàn cảnh thật sự khó khăn", tránh việc triển khai xác định dựa trên cảm tính.
"Với việc bổ sung nguồn kinh phí thì thành phố sẽ tiếp thu, nhiều địa phương cũng đề xuất việc này bởi việc lập danh sách ban đầu yêu cầu phải đúng, không sót thì khá khó, bà Hương nói.
Bình luận (0)