Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Triệu Lập Kiên phát biểu trước báo giới: “Một quan chức Nhật nói rằng uống nước này không sao, vậy thì vui lòng uống đi”, đồng thời cho rằng việc Nhật phớt lờ môi trường sinh thái là “hoàn toàn không thể biện minh”.
Trước đó, ngày 13.4, chính phủ Nhật Bản thông báo kế hoạch
xả hơn 1 triệu tấn nước thải đã xử lý trong vòng 2 năm sau hơn 7 năm thảo luận về cách xử lý lượng nước từng được dùng để làm nguội nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy bị thiệt hại trong
thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Ông Aso, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng
tài chính Nhật Bản từ năm 2012, đã phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13.4 rằng “tôi nghe nói chúng ta sẽ không bị gì cả nếu uống nước đó".
Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối việc xả nước nhiễm xạ ra biển.
|
Ông
Triệu Lập Kiên nhắc lại rằng bệnh Minamata ở Nhật Bản đã xảy ra cách nhà máy điện hạt nhân không xa.
Bệnh Minamata gây tê liệt hệ thần kinh và gây bất thường bẩm sinh, gây ra bởi nước nhiễm thủy ngân thải ra biển bời nhà máy hóa chất của tập đoàn Chisso tại tỉnh Kumamoto ở Nhật.
Căn bệnh ảnh hưởng hàng ngàn người và được cơ quan y tế địa phương chính thức ghi nhận vào năm 1956.
Bệnh Minamata gây tê liệt hệ thần kinh và gây bất thường bẩm sinh.
|
Ông Triệu nhấn mạnh Nhật Bản không nên quên bi kịch lịch sử đó, đồng thời kêu gọi Tokyo không xả nước nhiễm xạ đã xử lý ra biển mà không “xin phép” các nước khác và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.
Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều
phản đối quyết định xả thải, lo ngại lượng nước trên sẽ ảnh hưởng môi trường biển, an toàn thực phẩm và
sức khỏe con người. Theo Yonhap, Hàn Quốc đang cân nhắc nộp đơn lên tòa án quốc tế phản đối quyết định của phía Nhật Bản.
Tuy nhiên, giới chức
Nhật Bản chỉ ra rằng các nước khác khi vận hành nhà máy điện hạt nhân như Trung Quốc và
Hàn Quốc đều xả nước nhiễm xạ đã xử lý ra môi trường.
Bình luận