Vì sao giá thực phẩm leo thang khắp nơi?

04/06/2022 09:15 GMT+7

Hiện nay giá các nguyên liệu thực phẩm cơ bản nhất tại nhiều nơi trên thế giới đều tăng. Lý do gây ra hiện tượng này là gì và tại sao đến giờ chúng mới tăng giá?

Giá thực phẩm toàn cầu bắt đầu tăng từ giữa năm 2020, khi các lệnh phong tỏa chống dịch buộc doanh nghiệp phải đóng cửa và chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến người tiêu dùng tích trữ thực phẩm.

Kể từ đó, nhiều loại cây trồng chủ lực gặp vấn đề trên toàn cầu. Brazil, quốc gia xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, chịu đợt hạn hán nghiêm trọng trong năm 2021. Trung Quốc năm 2022 có vụ lúa mì thất bát.

Giá thực phẩm đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại trong tháng 2 và tháng 3 do xung đột Nga-Ukraine leo thang. Gần 1/3 lượng lúa mì và lúa mạch cùng 2/3 lượng dầu hướng dương toàn cầu đến từ Nga và Ukraine. Ukraine còn là quốc gia xuất khẩu ngô đứng thứ 4 thế giới.

Giá lương thực có thể tăng đến 20% vì chiến sự Nga-Ukraine

Lo ngại về an ninh lương thực khiến một số quốc gia tích trữ các mặt hàng chủ lực. Indonesia đã cấm phần lớn xuất khẩu dầu cọ vào cuối tháng 4 để đảm bảo nguồn cung trong nước. Giá dầu thực vật tăng đã khiến chi phí lương thực gia tăng.

Những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá thực phẩm tăng là ở các nước đang phát triển, nơi phần lớn thu nhập được chi cho thực phẩm. Tuy nhiên, ngay cả ở những nơi như Mỹ, giá thực phẩm trong tháng 3 chiếm tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ năm 1981. Giá mua hàng ở Anh trong tháng 4 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập niên qua.

Hiện chưa rõ khi nào tình hình sẽ cải thiện. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào một yếu tố khó dự đoán: thời tiết. Khi khí hậu ấm lên, các điều kiện khắc nghiệt gây ra rủi ro khác cho cây trồng.

LHQ cho rằng vấn đề an ninh lương thực toàn cầu khó có thể được giải quyết nếu không khôi phục sản xuất nông nghiệp ở Ukraine. Ngoài ra, xung đột cũng là nguyên nhân khiến giá phân bón tăng mạnh vì nhiều nước tránh mua hàng từ Nga và Belarus – hai nhà sản xuất chính.

Điều này sẽ khiến nông dân không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trên ruộng, giảm năng suất và kéo dài khủng hoảng.

Ngân hàng Thế giới dự đoán giá nông sản sẽ giảm vào năm 2023 nếu nguồn cung cây trồng từ Argentina, Brazil và Mỹ tăng. Tuy nhiên, khả năng này vẫn chưa thể được đảm bảo chắc chắn.

Giá lương thực tăng, người Đức thuê vườn trồng rau tự túc
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.